![]() | |
Dạng nhiệm vụ | Chuyến bay có người lái trên quỹ đạo Mặt Trăng của CSM (C') |
---|---|
Nhà đầu tư | NASA |
COSPAR ID | 1968-118A |
Số SATCAT | 3626[4] |
Thời gian nhiệm vụ | 6 ngày, 3 giờ, 42 giây[5] |
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ | |
Thiết bị vũ trụ |
|
Nhà sản xuất | North American Rockwell |
Khối lượng phóng | |
Khối lượng hạ cánh | 4.979 kilôgam (10.977 lb) |
Phi hành đoàn | |
Quy mô phi hành đoàn | 3 |
Thành viên | |
Tín hiệu gọi | Apollo 8 |
Bắt đầu nhiệm vụ | |
Ngày phóng | 12:51:00, 21 tháng 12 năm 1968 (UTC)[9] |
Tên lửa | Saturn V SA-503[b] |
Địa điểm phóng | Kennedy, LC-39A |
Kết thúc nhiệm vụ | |
Thu hồi bởi | USS Yorktown |
Ngày hạ cánh | 15:51:42, 27 tháng 12 năm 1968 (UTC)[10] |
Nơi hạ cánh | Bắc Thái Bình Dương 8°8′B 165°1′T / 8,133°B 165,017°T[10] |
Các tham số quỹ đạo | |
Cận điểm | 184,40 kilômét (99,57 nmi) |
Viễn điểm | 185,18 kilômét (99,99 nmi) |
Độ nghiêng | 32,15 độ |
Chu kỳ | 88,19 phút |
Kỷ nguyên | ~13:02, 21 tháng 12 năm 1968 (UTC) |
Số vòng | 2 |
Phi thuyền quỹ đạo Mặt Trăng | |
Thành phần phi thuyền | CSM |
Vào quỹ đạo | 9:59:20, 24 tháng 12 năm 1968 (UTC)[11] |
Rời khỏi quỹ đạo | 6:10:17, 25 tháng 12 năm 1968 (UTC)[10] |
Quỹ đạo | 10 |
Thông số quỹ đạo | |
Cận điểm | 110,6 kilômét (59,7 nmi) |
Viễn điểm | 112,4 kilômét (60,7 nmi) |
Độ nghiêng quỹ đạo | 12 độ |
![]() ![]() Từ trái sang phải: Lovell, Anders và Borman |
Apollo 8 (21–27 tháng 12 năm 1968) là tàu vũ trụ có người lái đầu tiên thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của lực hấp dẫn Trái Đất và là chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên đi tới Mặt Trăng. Các nhà du hành vũ trụ đã di chuyển vòng quanh quỹ đạo Mặt Trăng mười lần mà không thực hiện hạ cánh, và sau đó an toàn về lại Trái Đất.[1][2][3] Ba phi hành gia gồm Frank Borman, James Lovell và William Anders là những người đầu tiên đi đến nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng và chứng kiến hiện tượng Trái Đất mọc.
Sứ mệnh được phóng vào ngày 21 tháng 12 năm 1968 như nhiệm vụ có người lái thứ hai trong chương trình Apollo của Hoa Kỳ (Apollo 7 là nhiệm vụ đầu tiên và chỉ bay đến quỹ đạo Trái Đất). Đây là chuyến bay thứ ba và phi vụ phóng có người lái thứ nhất của tên lửa đẩy Saturn V, cũng như là chuyến bay vào vũ trụ có phi hành đoàn đầu tiên được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, nằm liền kề với Trạm không quân Mũi Kennedy ở Florida.
Theo kế hoạch ban đầu, Apollo 8 sẽ là chuyến bay thử nghiệm có người lái thứ hai của Mô-đun Mặt Trăng Apollo (LM) và mô-đun chỉ huy tới một quỹ đạo Trái Đất tầm trung hình elip vào đầu năm 1969. Tuy nhiên, do LM vẫn chưa sẵn sàng để bay, NASA đã thay đổi kế hoạch sứ mệnh thành chuyến bay trên quỹ đạo Mặt Trăng chỉ sử dụng mô-đun chỉ huy, với ngày phóng là tháng 12 năm 1968. Phi hành đoàn của Jim McDivitt, vốn đang trong quá trình huấn luyện để thực hiện chuyến bay thứ nhất lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp của mô-đun Mặt Trăng đầu tiên, được bổ nhiệm cho Apollo 9, còn phi hành đoàn của Borman thì đổi sang bay trên Apollo 8. Quyết định này khiến đội của Borman mất đi hai tới ba tháng huấn luyện và chuẩn bị so với kế hoạch ban đầu, đồng thời thay thế việc huấn luyện mô-đun Mặt Trăng theo kế hoạch thành huấn luyện điều hướng chuyển tiếp Mặt Trăng.
Apollo 8 mất 68 giờ để đi từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Phi hành đoàn đã bay vòng quanh thiên thể này mười lần sau hai mươi giờ. Trong khoảng thời gian đó, họ phát sóng buổi truyền hình Đêm vọng Lễ Giáng sinh và đọc mười câu đầu tiên của Sách Sáng Thế. Vào thời điểm ấy, đây là chương trình TV có nhiều lượt xem nhất. Sự thành công của sứ mệnh Apollo 8 đã mở đường cho Apollo 10 và, cùng với Apollo 11 vào tháng 7 năm 1969, hoàn thành mục tiêu đưa con người lên Mặt Trăng trước khi kết thúc thập kỷ do Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đề ra. Phi hành đoàn Apollo 8 quay lại Trái Đất vào ngày 27 tháng 12 năm 1968 với cú hạ cánh xuống Bắc Thái Bình Dương. Tạp chí Time đã vinh danh họ là "Nhân vật của năm" 1968 vào thời điểm trở về.
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nssdc orbit
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng