Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.
Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

Responsive image


Assyria

Assyria
2500 TCN–609 TCN[1]
Thủ đôAššur
(2500–1754 BC)
Shubat-Enlil
(1754–1681 BC)
Aššur
(1681–879 BC)
Kalhu
(879–706 BC)
Dur-Sharrukin
(706–705 BC)
Nineveh
(705–612 BC)
Harran
(612–609 BC)
Ngôn ngữ chính thức
Ngôn ngữ thông dụngAkkadian
Eastern Aramaic
Tôn giáo chính
Ancient Mesopotamian religion, later Syriac Christian
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
King 
• c. 2500 TCN
Tudiya (first)
• 612–609 TCN
Ashur-uballit II (last)
Lịch sử
Thời kỳThời đại đồ đồng
• Kikkiya overthrown
2500 TCN
• Suy vong
612 TCN 609 TCN[1]
Địa lý
Diện tích 
• 
194 249[2] km2
(Lỗi biểu thức: Dư số mi2)
Kinh tế
Đơn vị tiền tệMina[3]
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Akkad
Đế quốc Media
Đế quốc Tân Babylon
Tấm tượng quái vật bảo vệ mình bò có cánh, đầu người tại cung điện của Sargon II.

Assyria là một vương quốc của người Akkad, ban đầu tồn tại với tư cách nhà nước từ cuối thế kỷ 25 hoặc đầu thế kỉ 24 trước Công nguyên đến năm 608 trước Công nguyên [4] với trung tâm ở thượng nguồn sông Tigris, phía bắc Lưỡng Hà (ngày nay là miền bắc Iraq), về sau vươn lên trở thành một đế quốc thống trị khu vực một vài lần trong lịch sử. Nó được đặt tên theo kinh đô ban đầu của nó, thành phố cổ Assur (tiếng Akkad: 𒀸 𒋗 𒁺 𐎹 Aššūrāyu; tiếng Aramaic: אתור Aṯur, tiếng Do Thái: אַשּׁוּר Aššûr; tiếng Ả Rập: آشور Āšūr). Assyria được cũng đôi khi được gọi là Subartu, và sau khi nó sụp đổ, từ năm 605 trước Công nguyên cho đến cuối thế kỷ 7, nó được gọi với các tên khác như Athura, Syria (tiếng Hy Lạp), Assyria (tiếng Latin) và Assuristan. Người Assyria Thiên chúa giáo hiện nay là một dân tộc thiểu số ở miền bắc Iraq, phía đông bắc Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và phía tây bắc Iran là con cháu của người Assyria cổ xưa [5][6]

Assyria vào buổi ban đầu vốn chỉ là một tiểu quốc của người Akkad. Từ cuối thế kỷ 24 trước Công nguyên, các vị vua Assyria chắc chắn chỉ là các vị vua địa phương, và lệ thuộc vua Sargon của Akkad, người đã thống nhất tất cả các cư dân nói tiếng Akkad ở Lưỡng Hà vào Đế chế Akkad kéo dài từ năm 2334 trước Công nguyên đến năm 2154 trước Công nguyên.

Trong giai đoạn Cổ Assyria vào đầu thời kỳ đồ đồng, Assyria đã là một vương quốc phía bắc vùng Lưỡng Hà (miền bắc Iraq ngày nay), ban đầu nó cạnh tranh sự thống trị khu vực này với những tiểu quốc Sumer-Akkad đồng bào của họ ở miền nam Lưỡng Hà, ngoài ra còn với người Hattingười Hurri phía bắc ở Tiểu Á, người Guti về phía đông dãy núi Zagros và người Eblaitengười Amorite sau này ở miền Cận Đông về phía tây. Trong thế kỷ 20 trước Công nguyên, nó đã thành lập các thuộc địa ở Tiểu Á, và dưới thời vua Ilushuma, nó đã khẳng định sự thống trị của mình trên toàn bộ miền nam Lưỡng Hà. Từ cuối thế kỷ 19 TCN, Assyria đã tham gia vào cuộc chiến với nhà nước Babylon mới được thành lập mà cuối cùng đã làm lu mờ hoàn toàn các quốc gia Sumer-Akkad ở phía nam. Assyria đã trải qua giai đoạn vận mệnh thất thường trong thời kì Trung Assyria. Assyria đã có một khoảng thời gian trở thành một đế chế dưới thời Shamshi-Adad IIshme-Dagan trong thế kỷ 19 và 18 trước Công nguyên. Sau này nó trải qua một giai đoạn ngắn nằm dưới sự thống trị của Babylon và người Mitanni-Hurri trong thế kỷ 18 và 15 trước Công nguyên tương ứng, và trải qua một thời kì cực kì hùng mạnh và trở thành một cường quốc từ năm 1365 TCN đến năm 1076 TCN, bao gồm các Triều đại của các vị vua vĩ đại như Ashur uballit I, Arik-den-ILI, Tukulti-Ninurta ITiglath-Pileser I. Bắt đầu với các chiến dịch của Adad-nirari II vào năm 911 TCN,[4] nó một lần nữa trở thành một siêu cường trong hơn 3 thế kỷ tiếp theo, lật đổ Triều đại thứ 25 của Ai Cập và chinh phục Ai Cập,[4]Babylon, Elam, Urartu / Armenia, Media, Ba Tư, Mannea, Gutium, Phoenicia / Canaan, Aramea (Syria), Arabia, Israel, Judah, Edom, Moab, Samarra, Cilicia, Cộng hòa Síp, Chaldea, Nabatea, Commagene, Dilmunngười Hurrian, SutuTân-Hittite, đánh đuổi người Ethiopiangười Nubia khỏi Ai Cập,[4] đánh bại người CimmeriaScythia và đòi hỏi cống nạp từ Phrygia, MaganPunt.[4] Sau khi nó sụp đổ, (giữa năm 612 TCN và 605 TCN), Assyria tồn tại như một tỉnh và một đơn vị địa chính trị dưới sự cai trị của người Babylon, Medes, Achaemenid, Seleucid, Parthia, La Mã và đế quốc Sassanid cho đến tận cuộc xâm lược và chinh phục Lưỡng Hà của người Hồi giáo Ả Rập vào giữa thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, khi nó cuối cùng đã bị giải thể[7]

  1. ^ Encyclopaedia Britannica "The state was finally destroyed by a Babylonian-Median led coalition in 612–609 BC."
  2. ^ Zenaide Ragozin, The Rise and Fall of the Assyrian Empire. They lost there empire to the Chaldean Gabareh (Ozymandias Press 2018), chapter 1, section 3: "Aturia or Assyria proper" was a "small district of a few square miles". "At the period of its greatest expansion, however, the name of 'Assyria' — 'land of the chaldeans' — covered a far greater territory, more than filling the space between the two rivers, from the mountains of Armenia to the alluvial line. This gives a length of 350 miles by a breadth, between the Euphrates and the Zagros, varying from above 300 to 170 miles. 'The area was probably not less than 75,000 square miles'."
  3. ^ Radner, Karen (1999), “Money in the Neo-Assyrian Empire”, trong Dercksen, J. G. (biên tập), Trade and Finance in Ancient Mesopotamia, Leiden, tr. 128
  4. ^ a b c d e Georges Roux - Ancient Iraq
  5. ^ Saggs notes that: "the destruction of the Assyrian empire did not wipe out its population. They were predominantly peasant farmers, and since Assyria contains some of the best wheat land in the Near East, descendants of the Assyrian peasants would, as opportunity permitted, build new villages over the old cities and carry on with agricultural life, remembering traditions of the former cities. After seven or eight centuries and various vicissitudes, these people became Christians" (The Might that was Assyria, p. 290,).
  6. ^ “Parpola identity_article” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ Parpola, Simo (2004). "National and Ethnic Identity in the Neo-Assyrian Empire and Assyrian Identity in Post-Empire Times" (PDF). Journal of Assyrian Academic Studies (JAAS)

Previous Page Next Page






Assirië AF Assyrien ALS አሦር AM آشور Arabic ܐܬܘܪ ARC الاشوريين ARZ Asiria AST Assuriya AZ آشوریلر AZB Ассирия BA

Responsive image

Responsive image