Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.
Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

Responsive image


Cleopatra VII

Cleopatra VII
Bức tượng Cleopatra ở Berlin, một bức tượng chân dung La Mã miêu tả Cleopatra VII đội một vương miện hoàng gia, giữa thế kỷ thứ 1 TCN (có thể vào lúc bà tới thăm Rome trong năm 46–44 TCN), nó được phát hiện trong một căn biệt thự nằm dọc theo Via Appia; ngày nay nó nằm tại Bảo tàng Altes, Đức[1][2][3][ghi chú 1]
Nữ vương Ai Cập
Thời gian trị vì51–30 TCN (22 năm)[4][ghi chú 2]
Đồng trị vìPtolemaios XII
Ptolemaios XIII
Ptolemaios XIV
Ptolemaios XV
Tiền nhiệmPtolemaios XII
Kế nhiệmPtolemaios XV
Thông tin chung
SinhĐầu năm 69 TCN hoặc cuối năm 70 TCN
Alexandria, Vương quốc Ptolemy
Mất10 tháng 8 năm 30 TCN (39 tuổi)[ghi chú 2]
Alexandria, Ai Cập thuộc La Mã
An tángLăng mộ chưa được xác định
(có khả năng ở Ai Cập)
Phối ngẫuPtolemaios XIII
Ptolemaios XIV
Marcus Antonius
Hậu duệCaesarion, Ptolemaios XV Philopator Philometor Caesar
Alexandros Helios
Cleopatra Selene II
Ptolemaios XVI Philadelphos
Tên đầy đủ
Cleopatra VII Thea Philopator
Hoàng tộcPtolemaios
Thân phụPtolemaios XII Auletes
Thân mẫuCó lẽ là Cleopatra VI Tryphaena (cũng được biết đến là Cleopatra V Tryphaena)[ghi chú 3]
Cleopatra VII viết bằng chữ tượng hình
q
rw
iwApAd
r
tAH8
Cleopatra
Qlwpdrt
G5
wr
r
nbnfrnfrnfrH2
x
O22
Tên Horus (1): Wer(et)-neb(et)-neferu-achet-seh
Wr(.t)-nb(.t)-nfrw-3ḫ(t)-sḥ
Nữ nhân hoàn mĩ, giỏi biện luận
G5
wr t
r
t
W
t
A53n
X2 t
z
Tên Horus (2): Weret-tut-en-it-es
Wr.t-twt-n-jt=s
Vĩ nhân, [mang] hình ảnh của thân phụ
q
rw
W
p
d
r
t H8
nTrt
H8
R7
t
z
N36
Cleopatra netjeret mer(et) ites
Qlwpdrt nṯrt mr(t) jts
Nữ thần Cleopatra, người con yêu quý của phụ thân

Cleopatra VII Thea Philopator (tiếng Hy Lạp Koine: Κλεοπάτρα Θεά Φιλοπάτωρ;[ghi chú 4] 70/69 TCN – 10 tháng 8 năm 30 TCN)[ghi chú 2]nhà cai trị thực sự cuối cùng của Vương triều Ptolemaios thuộc Ai Cập, mặc dù trên danh nghĩa thì vị pharaon cuối cùng là người con trai Caesarion của bà.[ghi chú 5] Là một thành viên của nhà Ptolemaios, Cleopatra thuộc dòng dõi của Ptolemaios I Soter, một vị tướng gốc Macedonia Hy Lạp, đồng thời là chiến hữu thân cận của Alexandros Đại đế. Sau khi Cleopatra qua đời, Ai Cập bị sáp nhập vào Đế quốc La Mã, đặt dấu chấm hết cho Thời kỳ Hy Lạp hóa kéo dài từ triều đại của Alexandros Đại đế (336–323 TCN).[ghi chú 6] Tiếng mẹ đẻ của Cleopatra là tiếng Hy Lạp Koine và bà cũng là nhà cai trị đầu tiên của nhà Ptolemaios học và sử dụng tiếng Ai Cập.[ghi chú 7]

Vào năm 58 TCN, Cleopatra có thể đã theo cha mình là Ptolemaios XII rời Ai Cập và sống lưu vong tại Roma. Trước đó, một cuộc nổi loạn trong nước đã khiến Ptolemaios XII bị lật đổ, và con gái lớn của ông, Berenice IV, được đưa lên ngôi. Năm 55 TCN, với sự hỗ trợ quân sự từ La Mã, Ptolemaios XII quay về Ai Cập, giết Berenice và đoạt lại ngôi vua. Sau khi Ptolemaios XII qua đời vào năm 51 TCN, Cleopatra cùng em trai là Ptolemaios XIII được lập làm đồng trị vì. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa hai người nhanh chóng dẫn đến nội chiến. Sau thất bại trong trận Pharsalus (48 TCN) ở Hy Lạp trước kình địch Julius Caesar (Quan chấp chínhđộc tài La Mã), chính khách La Mã Pompey đã bỏ chạy tới Ai Cập. Dù từng là đồng minh của Pompey, Ptolemaios XIII lại nghe theo lời cố vấn Potheinos, ra lệnh ám sát Pompey ngay trước khi Caesar đến Alexandria. Sau khi đặt chân tới Ai Cập, Caesar đã chiếm giữ thành Alexandria và đứng ra làm trung gian hòa giải hai chị em Cleopatra và Ptolemaios XIII. Tuy nhiên, Potheinos cho rằng Caesar đang nghiêng về phía Cleopatra, nên đã dẫn quân bản bộ bao vây Caesar và Cleopatra trong cung điện hoàng gia. Cuộc vây hãm kết thúc vào đầu năm 47 TCN khi viện binh của Caesar đến hỗ trợ. Trong trận sông Nil sau đó, Ptolemaios XIII tử trận, còn em gái là Arsinoe IV bị lưu đày sang Ephesus vì có liên quan. Caesar sau đó lập Cleopatra cùng em trai Ptolemaios XIV làm đồng cai trị Ai Cập. Tuy nhiên, ông vẫn giữ mối quan hệ tình cảm bí mật với Cleopatra và họ có với nhau một người con trai, Caesarion. Từ năm 46 đến năm 44 TCN, Cleopatra đến Roma và sống tại khu biệt thự của Caesar với tư cách nữ vương chư hầu. Sau khi Caesar bị ám sát và Ptolemaios XIV qua đời (do Cleopatra âm mưu sát hại) vào năm 44 TCN, bà đưa con trai mình, Caesarion, lên ngôi đồng cai trị, củng cố quyền lực và vị thế của mình tại Ai Cập.

Trong cuộc nội chiến của những người Giải phóng vào năm 43–42 TCN, Cleopatra đứng về phía chế độ Tam hùng lần thứ hai được Octavianus, Marcus AntoniusMarcus Aemilius Lepidus thiết lập nên. Sau cuộc gặp mặt tại Tarsos vào năm 41 TCN, bà đã có mối quan hệ tình ái với Antonius. Ông đã sử dụng quyền lực của mình để hành quyết Arsinoe IV theo lời yêu cầu của Cleopatra và ngày càng phải trông cậy vào hỗ trợ của Cleopatra về cả mặt tài chính và quân sự trong cuộc xâm lược vào đế quốc Parthiavương quốc Armenia của mình. Tại lễ ban tặng của Alexandria, những người con của Cleopatra với Antonius được chính thức tuyên bố rằng là sẽ được phong tặng những vùng đất khác nhau nằm dưới thẩm quyền của Antonius. Sự kiện này, cùng với đám cưới của Antonius với Cleopatra và việc ly dị Octavia Minor, chị gái của Octavianus, đã dẫn đến cuộc chiến tranh cuối cùng của Cộng hòa La Mã. Sau khi tiến hành một cuộc chiến tranh tuyên truyền, Octavianus đã buộc các đồng minh của Antonius trong Viện nguyên lão La Mã phải bỏ trốn khỏi Roma vào năm 32 TCN và đã khai chiến với Cleopatra. Sau khi đánh bại hạm đội liên hợp của Antonius và Cleopatra trong trận Actium vào năm 31 TCN, quân đội của Octavianus đã xâm lược Ai Cập vào năm 30 TCN, đánh bại Antonius khiến ông phải tự sát. Khi Cleopatra biết được rằng Octavianus đã lên kế hoạch để đưa bà tới Roma với mục đích là cho cuộc diễu binh mừng chiến thắng, bà đã uống thuốc độc tự tử (mặc dù vậy người ta vẫn thường hay tin rằng bà đã bị cắn bởi một con rắn mào).

Đến ngày nay, Cleopatra là một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa phương Tây. Danh tiếng của bà được truyền tải dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hóa, là đề tài của những tác phẩm hội họa, sân khấu, kịchâm nhạc. Câu chuyện về bà được miêu tả trong nhiều tác phẩm như vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare; Caesar và Cleopatra của George Bernard Shaw; vở Opera Cléopâtre của Jules Massenet và bộ phim điện ảnh Cleopatra (1963).

  1. ^ Raia & Sebesta (2017).
  2. ^ Art Institute of Chicago.
  3. ^ Grout (2017b).
  4. ^ Burstein (2004), tr. xx–xxiii, 155.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “ghi chú”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="ghi chú"/> tương ứng


Previous Page Next Page