Creative Commons | |
---|---|
Thành lập | 15 tháng 1 năm 2001[1] |
Sáng lập | Lawrence Lessig |
Loại | 501(c)(3) |
04-3585301 | |
Tiêu điểm | Mở rộng thông tin bản quyền "hợp lý" và linh hoạt |
Vị trí | |
Phương pháp | Giấy phép Creative Commons |
Nhân vật chủ chốt | Catherine Stihler (CEO) |
Doanh thu (2018) | $2 triệu[2] |
Trang web | creativecommons |
Creative Commons (viết tắt CC) (Tài sản sáng tạo công cộng) là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc mở rộng số lượng tác phẩm có tính sáng tạo mà người khác có thể tạo lại hoặc chia sẻ.[3] Tổ chức đã ban hành một số giấy phép bản quyền được biết với tên gọi Giấy phép Creative Commons. Những giấy phép này, tùy thuộc vào từng loại, chỉ giữ lại một số quyền nào đó (hoặc được giữ lại một số quyền)đối với tác phẩm. Chủ sở hữu nội dung vẫn duy trì bản quyền của họ, nhưng giấy phép Creative Commons cung cấp các bản phát hành tiêu chuẩn thay thế các cuộc đàm phán cá nhân về các quyền cụ thể giữa chủ sở hữu bản quyền (người cấp phép) và người được cấp phép, cần quản lý bản quyền "bảo lưu mọi quyền".
Lawrence Lessig, Hal Abelson, và Eric Eldred[4] thành lập tổ chức vào năm 2001 với sự hỗ trợ của Center for the Public Domain. Bài đầu tiên là do Hal Plotkin viết trong một ấn phẩm quan tâm chung về Creative Commons, xuất bản tháng 2 năm 2002.[5] Bộ giấy phép bản quyền đầu tiên phát hành tháng 12 năm 2002.[6] Nhóm quản lý sáng lập là Molly Shaffer Van Houweling, Glenn Otis Brown, Neeru Paharia và Ben Adida đã phát triển giấy phép và xây dựng cơ sở hạ tầng của Creative Commons như ngày nay.[7]
Năm 2002, Dự án Nội dung Mở, một dự án tiền thân năm 1998 của David A. Wiley, đã công bố Creative Commons là dự án kế thừa và Wiley tham gia với tư cách giám đốc CC.[8][9] Aaron Swartz cũng đóng một vai trò chủ chốt trong giai đoạn đầu của Creative Commons,[10] tương tự như Matthew Haughey.[11]
Tính đến năm 2019, đã có "gần 2 tỷ" tác phẩm được cấp phép theo các giấy phép Creative Commons khác nhau.[12] Wikipedia sử dụng một trong những giấy phép này.[13]
Tính đến tháng 5 năm 2018, chỉ riêng Flickr đã lưu trữ hơn 415 triệu bức ảnh do Creative Commons cấp phép.[14][15] Unsplash đã sử dụng giấy phép CC0 trước năm 2017[16] và Pixabay đã sử dụng giấy phép tương tự từ trước năm 2019.[17] Các trang web/dịch vụ phổ biến khác sử dụng Creative Commons bao gồm Stack Exchange, mozilla.org, Internet Archive, Khan Academy, LibreTexts, MIT OpenCourseWare, WikiHow GeoGebra, Doubtnut, OpenStax và Arduino.
I'm closing OpenContent because I think Creative Commons is doing a better job of providing licensing options which will stand up in court