Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.
Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

Responsive image


H. G. Wells

H. G. Wells
Chân dung chụp bởi George Charles Beresford, 1920
Chân dung chụp bởi George Charles Beresford, 1920
SinhHerbert George Wells
(1866-09-21)21 tháng 9 năm 1866
Bromley, Kent, Anh
Mất13 tháng 8 năm 1946(1946-08-13) (79 tuổi)
Hannover Terrace, Luân Đôn, Anh
Nghề nghiệp
  • Tiểu thuyết
  • giáo viên
  • nhà sử
  • nhà báo
Alma materĐại học Khoa học Hoàng gia (Đại học Hoàng gia Luân Đôn)
Thể loạiKhoa học viễn tưởng
Chủ đề
  • Lịch sử thế giới
  • sự tiến bộ
Trào lưuHiện thực xã hội
Tác phẩm nổi bật
Phối ngẫu
  • Isabel Mary Wells
    (cưới 1891⁠–⁠ld.1894)
  • Amy Catherine Robbins
    (cưới 1895⁠–⁠mất1927)
Con cái4, bao gồm George Phillip "G. P." WellsAnthony West
Người thân
Chữ ký
Chức vụ
Chủ tịch
International PEN
Tiền nhiệmJohn Galsworthy
Kế nhiệmJules Romains

Herbert George Wells[1][2] (21 tháng 9 năm 1866 – 13 tháng 8 năm 1946) là một nhà văn người Anh. Là một nhà văn xuất sắc trong nhiều thể loại, ông đã viết hơn năm mươi cuốn tiểu thuyết và hàng tá truyện ngắn. Các tác phẩm phi hư cấu của ông chủ yếu là về bình luận xã hội, chính trị, lịch sử, khoa học phổ thông, châm biếm, tự truyện. Wells giờ đây được biết đến với các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và được gọi là "cha đẻ của khoa học viễn tưởng."[3][4]

Không chỉ là một nhà văn nổi tiếng, khi còn sống, ông còn được biết đến là một nhà phê bình xã hội có tầm nhìn xa, thậm chí là tiên đoán chính xác tương lai đã cống hiến tài viết văn của mình cho sự phát triển của tầm nhìn tiến bộ trên khắp thế giới. Là một nhà tương lai học, ông đã viễn một vài tác phẩm utopia và tiên đoán về sự ra đời của máy bay, xe tăng, du hành vũ trụ, vũ khí hạt nhân, truyền hình vệ tinh và một thứ gì đó giống như World Wide Web.[5] Các tác phẩm khoa học viễn tưởng của ông chủ yếu là về du hành thời gian, người ngoài hành tinh xâm lược, tàng hình, và kỹ thuật sinh học. Brian Aldiss gọi Wells là "Shakespeare của khoa học viễn tưởng", trong khi Charles Fort gọi ông là "tài năng hoang dại".[6][7]

Các tác phẩm khoa học viễn tưởng đáng chú ý nhất của ông bao gồm cuốn tiểu thuyết đầu tay Cỗ máy thời gian (1895), Hòn đảo của Tiến sĩ Moreau (1896), Người vô hình (1897), Chiến tranh giữa các thế giới (1898), tác phẩm khoa học viễn tưởng quân sự Chiến tranh trên không (1907), và tác phẩm phản địa đàng Người ngủ thức đậy (1910). Ngoài ra còn có các cuốn tiểu thuyết hiện thực xã hội như Kipps (1905) và Cuộc đời Ông Polly (1910) mô tả về cuộc sống của tầng lớp hạ trung lưu ở Anh. Wells được đề cử cho Giải Nobel Văn học bốn lần.[8]

  1. ^ "Wells, H. G.". Revised 18 May 2015. The Encyclopedia of Science Fiction (sf-encyclopedia.com). Retrieved 22 August 2015. Entry by 'JC/BS' John Clute and Brian Stableford.
  2. ^ Parrinder, Patrick (2004). Oxford Dictionary of National Biography. Nhà xuất bản Đại học Oxford.
  3. ^ Roberts, Adam Charles (2000). Science Fiction (bằng tiếng Anh). Psychology Press. ISBN 978-0-415-19205-7.
  4. ^ “HG Wells – father of science fiction with hopes and fears for how science will shape our future”. ABC. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ “HG Wells: A visionary who should be remembered for his social predictions, not just his scientific ones”. The Independent. 9 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ Wagar, W. Warren (2004). H. G. Wells: Traversing Time. Wesleyan University Press. tr. 7.
  7. ^ Wells, Herbert George (2007). The Time Machine. London: Penguin UK. tr. xiii. ISBN 978-0-14-143997-6.
  8. ^ “Nomination%20archive”. NobelPrize.org (bằng tiếng Anh). 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.

Previous Page Next Page






H.G. Wells AF H.G. Wells AN H. G. Wells ANG هربرت جورج ويلز Arabic هربرت جورج ويلز ARZ Herbert George Wells AST H. G. Wells AY Herbert Uells AZ اچ. جی. ولز AZB Герберт Уэлс BE

Responsive image

Responsive image