Hiroshige 広重 | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Tokutaro Ando |
Ngày sinh | 1797 |
Nơi sinh | Edo, Nhật Bản |
Mất | |
Ngày mất | 12 tháng 10 năm 1858 | (60–61 tuổi)
Nơi mất | Edo, Nhật Bản |
Nguyên nhân | bệnh tả |
An nghỉ | chùa Tōgaku |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Nhật Bản |
Dân tộc | người Nhật |
Đào tạo | Toyohiro |
Thầy giáo | Utagawa Toyohiro, Ōoka Unpō |
Học sinh | Utagawa Hirokage, Utagawa Shigekiyo, Shikō, Yoshinobu Utagawa |
Lĩnh vực | |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Bút danh | Juemon Ando; Tetsuzo Ando; Tokubei Ando; Hiroshige Utagawa |
Năm hoạt động | 1818 – 1858 |
Trào lưu | Môn phái Utagawa |
Thể loại | tranh phong cảnh, ukiyo-e |
Tác phẩm | |
Có tác phẩm trong | |
Ảnh hưởng bởi | |
Utagawa Hiroshige (/ˌhɪəroʊˈʃiːɡeɪ/, còn US: /ˌhɪərəˈ-/;[1][2] tiếng Nhật:
Hiroshige đặc biệt được biết đến nhiều qua các loạt bản họa phong cảnh nằm ngang Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō cũng như nằm dọc Trăm danh thắng Edo của ông. Chủ đề mà ông hướng tới không đơn thuần chỉ là ukiyo-e, còn có thể kể đến tiêu biểu như bijin-ga (sắc đẹp mỹ nhân), yakusha-e (nghệ sĩ kịch kabuki) và một số khác về những khu phố đèn đỏ của Nhật Bản thời Edo (1603–1868). Loạt bản họa nổi tiếng Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ của Hokusai đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc lựa chọn đề tài của Hiroshige sau này, mặc dù cách tiếp cận của Hiroshige mang hơi hướng nhẹ nhàng, thơ mộng hơn so với các bản họa của Hokusai đậm tính hình thức và táo bạo. Màu sắc cũng được Hiroshige sử dụng tinh tế qua các tác phẩm, một họa tiết có thể được in với nhiều lớp màu (bokashi) và áp lực khác nhau, cả hai đều là những kỹ thuật khá tốn công. Với tài năng tuyệt vời của mình, Hiroshige đã cải thiện được phần nào những hạn chế của thợ khắc thời kì đó.
Đối với các học giả và nhà sưu tầm, Hiroshige được ví như một trong những đại diện cuối cùng của ukiyo-e, cái chết của ông đồng thời cũng là dấu mốc mở đầu cho sự thoái chào nhanh chóng của thể loại này. Đặc biệt là khi phải đối mặt với phong trào tây phương hóa trong Cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868.
Một thời gian ngắn sau khi Nhật Bản bị buộc phải mở cửa giao thương, các tác phẩm của Hiroshige lần lượt được đưa đến châu Âu vào những năm 1870. Chúng mang theo nền nghệ thuật độc đáo của Nhật Bản tới những miền đất mới. Đồng thời cũng gây được những ảnh hưởng rõ rệt đến giới hội họa Tây Âu vào cuối thế kỷ 19, và được coi là một phần gắn liền với chủ nghĩa Japon. Các nghệ sĩ Tây Âu như Manet và Monet, cũng từng sở hữu những bộ sưu tập và nghiên cứu riêng về các tác phẩm của Hiroshige. Vincent van Gogh thậm chí đã thực hiện sao chép lại hai bản họa của Hiroshige thuộc loạt Trăm danh thắng Edo.