Immanuel Kant (tiếng Đức: [ɪˈmaːnu̯eːl ˈkant, -nu̯ɛl -];[17][18] phiên âm tiếng Việt: Imanuen Cantơ; 22 tháng 4 năm 1724 – 12 tháng 2 năm 1804) là một triết giangười Đức[19] có ảnh hưởng lớn đến Kỷ nguyên Khai sáng. Ông được cho là một trong những nhà triết học có ảnh hưởng nhất từ trước đến nay.[20] Trong học thuyết của mình về chủ nghĩa duy tâm siêu việt, ông cho rằng không gian, thời gian và nhân quả đơn thuần là những thứ cảm nhận được; "Những vật tự thể" có tồn tại, nhưng bản chất của chúng lại không thể biết được.[21][22] Theo quan điểm của ông, tâm trí tạo hình và cấu tạo nên kinh nghiệm, trong đó toàn bộ kinh nghiệm của con người đều chia sẻ các đặc điểm cấu trúc nhất định. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông, Phê phán Lý tính Thuần túy (1781; tái bản lần 2 năm 1787),[23] ông đề ra một giả thuyết tương đồng với Cách mạng Copernic trong đó nói rằng các sự vật trên thế giới có thể bị kích thích thông qua một tiên nghiệm ('trước đó'), và rằng do đó trực giác độc lập với thực tế khách quan.[b]
Kant tin rằng lý trí cũng là nguồn gốc của đạo đức, và mỹ học nổi lên từ một nhánh của phê phán không vụ lợi. Quan điểm của Kant tiếp tục ảnh hưởng lớn đến triết học hiện đại, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như nhận thức luận, đạo đức, lý luận chính trị và mỹ học hậu hiện đại. Ông cố gắng giải thích mối quan hệ giữa lý trí và kinh nghiệm của con người và đã vượt ra khỏi những sai lầm của triết học và siêu hình học truyền thống. Ông muốn đặt ra dấu chấm hết cho những thứ mà ông coi là kỷ nguyên của những lý thuyết võ đoán và vô ích về kinh nghiệm của con người, đồng thời chống lại sự hoài nghi của các nhà tư tưởng như David Hume. Ông coi mình là người chỉ ra con đường cho những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm vượt ra khỏi những bế tắc,[25] trong đó ông kết hợp cả hai phương pháp trong tư tưởng của mình.[26]
^Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên RGT
^Frederick C. Beiser, German Idealism: The Struggle Against Subjectivism, 1781–1801, Harvard University Press, 2002, part I.
^Santos, Robinson dos; Schmidt, Elke Elisabeth (2017). Realism and Antirealism in Kant's Moral Philosophy: New Essays. Walter de Gruyter GmbH & Co KG. tr. 199. ISBN9783110574517. Kant is an indirect realist.
^David, Marian. “The Correspondence Theory of Truth”. Trong Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopedia of Philosophy . Metaphysics Research Lab, Stanford University. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
^Hanna, Robert, Kant, Science, and Human Nature. Clarendon Press, 2006, p. 16.
^Biographies: Königsberg Professors – Manchester UniversityLưu trữ 2016-12-26 tại Wayback Machine: "His lectures on logic and metaphysics were quite popular, and he still taught theology, philosophy, and mathematics when Kant studied at the university. The only textbook found in Kant's library that stems from his student years was Marquardt's book on astronomy."
^KrV A51/B75–6. See also: Edward Willatt, Kant, Deleuze and Architectonics, Continuum, 2010 p. 17: "Kant argues that cognition can only come about as a result of the union of the abstract work of the understanding and the concrete input of sensation."
^Burnham, Douglas. “Immanuel Kant: Aesthetics”. Internet Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
^KpV 101–02 (=Ak V, 121–22). See also: Paul Saurette, The Kantian Imperative: Humiliation, Common Sense, Politics, University of Toronto Press, 2005, p. 255 n. 32.
Kant, Immanuel (1999). Critique of Pure Reason. The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant. Guyer, Paul; Wood, Allen W. biên dịch. Cambridge: Cambridge U.P. ISBN978-0-5216-5729-7.
Kant, Immanuel (1996). Critique of Pure Reason. Pluhar, Werner S. biên dịch. Indianapolis: Hackett. ISBN978-0-87220-257-3.
Both translations have their virtues and both are better than earlier translations: McLaughlin, Peter (1999). “Review”. Erkenntnis. 51 (2/3): 357. doi:10.1023/a:1005483714722.
Page references to the Critique of Pure Reason are commonly given to the first (1781) and second (1787) editions, as published in the Prussian Academy series, as respectively "A [page number]" and "B [page number]".
^Kant, Immanuel (1999). Critique of Pure Reason. The Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant. Translated and edited by Paul Guyer và Allen W. Wood. Cambridge: Cambridge U.P. ISBN978-0-5216-5729-7.
^Rohlf, Michael. “Immanuel Kant”. Trong Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopedia of Philosophy . Metaphysics Research Lab, Stanford University. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2015.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng