Trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, lolicon (ロリコン rorikon) là một thể loại truyền thông hư cấu tập trung vào những nhân vật bé gái (hoặc có ngoại hình như bé gái), cụ thể là theo cách gợi dục hoặc khiêu dâm. Thuật ngữ lolicon là một từ ghép của cụm từ tiếng Anh "Lolita complex", nó cũng đề cập đến ham muốn và tình cảm dành cho những nhân vật này (ロリ, "loli") hoặc để chỉ những người hâm mộ của nhân vật hoặc tác phẩm đó. Gắn liền với các hình ảnh phi thực tế và cách điệu trong manga, anime và trò chơi video, lolicon trong văn hóa otaku thường được hiểu là mang nghĩa khác với ham muốn về các hình ảnh miêu tả chân thật về bé gái hoặc những bé gái ngoài đời thật.[1][2][3] Lolicon cũng gắn liền với khái niệm moe, hay cảm giác yêu mến các nhân vật hư cấu, thường là các nhân vật bishōjo (nhân vật nữ dễ thương) trong manga và anime.
Thuật ngữ "Lolita complex" có nguồn gốc từ tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov và được sử dụng tại Nhật Bản vào những năm 1970. Trong thời kỳ "bùng nổ lolicon" của manga khiêu dâm vào đầu thập niên 1980, thuật ngữ được sử dụng trong nền văn hóa otaku non trẻ để biểu thị sự hấp dẫn đối với các nhân vật bishōjo thời gian đầu và sau đó dành cho các nhân vật có vẻ ngoài trẻ hơn khi kiểu nhân vật bishōjo ngày càng trở nên đa dạng. Các tác phẩm trong thời kỳ bùng nổ lolicon chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong cách shōjo manga, đánh dấu bước chuyển mình khỏi chủ nghĩa hiện thực và sự ra đời của "chủ nghĩa khêu gợi theo kiểu dễ thương" (kawaii ero), một nét thẩm mỹ hiện đang phổ biến rộng rãi trong manga và anime. Sự bùng nổ lolicon lặng dần vào giữa thập niên 1980 và từ đó đến nay thể loại này trở thành một phần trong manga khiêu dâm.
Kể từ thập niên 1990, lolicon trở thành từ khóa trong các cuộc tranh luận về manga ở Nhật Bản và trên toàn cầu. Luật về nội dung khiêu dâm trẻ em ở một số quốc gia cũng áp dụng cho việc miêu tả các nhân vật trẻ em hư cấu, trong khi đó ở một số nước khác bao gồm Nhật Bản không có điều luật này.[4] Một cuộc tranh luận đã xảy ra giữa những người phản đối và những người ủng hộ để xem thể loại này có góp phần làm tăng tỷ lệ lạm dụng tình dục trẻ em hay không. Các học giả văn hóa và truyền thông thường nhận định lolicon có sự khác biệt lớn giữa thực và ảo trong tính dục otaku.
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên McLelland 2016