Nhà nước Qatar
|
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Vị trí và phạm vi của Qatar (màu xanh đậm) trên Bán đảo Ả Rập. | |
Tổng quan | |
Thủ đô và thành phố lớn nhất | Doha 25°18′B 51°31′Đ / 25,3°B 51,517°Đ |
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Ả Rập |
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Anh |
Sắc tộc (2015[1]) | 11,6% Người Qatar 88,4% khác |
Tôn giáo chính | Hồi giáo |
Tên dân cư | Người Qatar |
Chính trị | |
Chính phủ | Quân chủ nhị nguyên đơn nhất (trên danh nghĩa) Quân chủ chuyên chế (thực tế)[2] |
• Emir | Tamim bin Hamad Al Thani |
Khalid bin Khalifa bin Abdul Aziz Al Thani | |
Lập pháp | Hội đồng Tư vấn |
Lịch sử | |
Thành lập | |
18 tháng 12 năm 1878 | |
• Tuyên bố độc lập | 1 tháng 12 năm 1971 |
• Độc lập khỏi Vương quốc Anh | 3 tháng 12 năm 1971 |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 11,581 km2 (hạng hạng 158) 4,467,6 mi2 |
• Mặt nước (%) | 0,8 |
Dân số | |
• Ước lượng 2018 | 2.760.170 (hạng 140) |
• Điều tra 2010 | 1.699.435[3] (hạng 148) |
• Mật độ | 176/km2 (hạng 76) 455/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2018 |
• Tổng số | 357,338 tỷ USD[4] (hạng 51) |
128.702 USD[4] (hạng 1) | |
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2018 |
• Tổng số | 183.807 tỷ USD[4] (hạng 56) |
• Bình quân đầu người | 66.202 USD[4] (hạng 6) |
Đơn vị tiền tệ | Riyal Qatar (QAR) |
Thông tin khác | |
Gini? (2007) | 41,1[6] trung bình |
HDI? (2018) | 0,856[7] rất cao · hạng 37 |
Múi giờ | UTC+3 (AST) |
Giao thông bên | phải[5] |
Mã điện thoại | +974 |
Mã ISO 3166 | QA |
Tên miền Internet |
Qatar (phát âm: “Ca-ta”[8], tiếng Ả Rập: قطر, chuyển tự: Qaṭar), tên gọi chính thức là Nhà nước Qatar (tiếng Ả Rập: دولة قطر, chuyển tự: Dawlat Qaṭar) là quốc gia có chủ quyền tại châu Á, thuộc khu vực Tây Nam Á, nằm về phía đông của bán đảo Ả Rập và bên trong Vịnh Ba Tư. Qatar chỉ có đường biên giới trên bộ với Ả Rập Xê Út về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia này. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra, đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ở phía nam và Iran ở phía tây.
Sau thời gian nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Ottoman, Qatar trở thành một vùng lãnh thổ bảo hộ trực thuộc Đế quốc Anh vào đầu thế kỷ XX cho đến khi giành độc lập vào năm 1971. Hoàng tộc Thani là những người cai trị Qatar kể từ đầu thế kỷ XIX, sau khi Sheikh Jassim bin Mohammed Al Thani - người khai quốc của Nhà nước Qatar hiện đại - ký kết hiệp ước với Đế quốc Anh vào năm 1868 - công nhận vị thế độc lập của mình. Qatar theo chế độ quân chủ thế tập, vua Emir là nguyên thủ quốc gia cao nhất đồng thời là biểu tượng của đất nước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều tranh luận về việc Qatar là một quốc gia quân chủ lập hiến[9][10] hay quân chủ chuyên chế.[11][12][13][14] Năm 2003, hiến pháp Qatar đã được chấp thuận thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, với kết quả áp đảo là gần 98% người dân nước này ủng hộ.
Đầu năm 2017, tổng dân số của Qatar là 2,6 triệu người, trong đó 313.000 công dân mang quốc tịch Qatar hợp pháp và 2,3 triệu còn lại là người nước ngoài bao gồm cả những ngoại kiều cùng nhóm lao động nhập cư.[15] Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Qatar. Qatar là một trong những đất nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, được Liên Hợp Quốc xếp hạng là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao và được coi là quốc gia Ả Rập tiên tiến nhất để phát triển con người.[16]
Qatar có diện tích khiêm tốn, song vị trí cùng tầm ảnh hưởng của họ trên thế giới lại không hề nhỏ, quốc gia này là một đồng minh kinh tế - quân sự thân cận của Hoa Kỳ[17], được công nhận là một cường quốc khu vực tại Vùng Vịnh cũng như cường quốc bậc trung.[18][19] Qatar sở hữu một nền kinh tế thị trường với thu nhập rất cao và là một quốc gia phát triển, dựa trên nền tảng là trữ lượng khí đốt thiên nhiên được ước tính lớn thứ 3 thế giới cùng nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ.[20] Qatar có mức thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu trên thế giới, được phân loại là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao và là quốc gia tiến bộ nhất trong thế giới Ả Rập về phát triển con người.[16] Trong thế kỷ 21, Qatar là một thế lực đáng kể trong thế giới Ả Rập, nước này công khai ủng hộ về tài chính cũng như tuyên truyền cho một số tổ chức khởi nghĩa trong sự kiện Mùa xuân Ả Rập thông qua tập đoàn truyền thông toàn cầu Al Jazeera của mình.[21][22][23]
Mặc dù là một quốc gia giàu có, tuy nhiên, Qatar hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước như bất bình đẳng kinh tế - xã hội đặc biệt ở trong nhóm lao động nhập cư[24], là đối tượng của lệnh cấm vận ngoại giao và kinh tế của các nước láng giềng: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Maldives, Mauritanie, Yemen cùng Ai Cập, bắt đầu vào tháng 6 năm 2017[25], trong đó, Ả Rập Xê Út đã đề xuất xây dựng kênh đào Salwa, sẽ chạy dọc biên giới Ả Rập-Qatar, biến Qatar thành một hòn đảo.
Qatar từng tổ chức World Cup 2022 và là quốc gia Ả Rập cũng như châu Á đầu tiên độc lập tổ chức giải đấu này kể từ năm 2002.[26]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CIA