Ukiyo-e[a] (
Edo (ngày nay là Tokyo) trở thành nơi đặt trụ sở của chính quyền Mạc phủ Tokugawa vào đầu thế kỷ XVII. Tầng lớp chōnin (thương nhân, thợ thủ công và người lao động), vốn nằm ở dưới cùng của trật tự xã hội, được hưởng lợi nhiều nhất từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của thành phố. Nhiều người mê đắm trong thế giới lạc thú của nhà hát kabuki, kỹ nữ hạng sang và geisha của những khu phố lầu xanh. Thuật ngữ ukiyo ("phù thế") xuất hiện để mô tả lối sống hưởng lạc này. Các bức tranh ukiyo-e được in hoặc vẽ ra của môi trường này xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII, và trở nên phổ biến với tầng lớp thương nhân, những người đã trở nên đủ giàu có để đủ khả năng sử dụng những bức tranh nhằm mục đích trang trí nhà cửa của mình.
Sự thành công sớm nhất rơi vào khoảng thập niên 1670, với các bức tranh vẽ và tranh in đơn sắc về những thiếu nữ đẹp của Moronobu. Màu sắc trong in ấn bắt đầu xuất hiện một cách chậm rãi và lúc đầu chỉ được sử dụng cho những đơn hàng đặc biệt. Vào thập niên 1740, các nghệ sĩ như Masanobu sử dụng nhiều bản gỗ (mộc bản) để in các vùng màu. Từ thập niên 1760, thành công của "tranh in gấm" của Harunobu đã dẫn đến việc quá trình sản xuất với đầy đủ màu sắc trở thành tiêu chuẩn, mỗi bản in được thực hiện với nhiều khối. Các chuyên gia đã đánh giá cao các bức chân dung của người đẹp và diễn viên của các bậc thầy như Kiyonaga, Utamaro và Sharaku, những người xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII. Thế kỷ XIX chứng kiến sự tiếp nổi của cặp đôi bậc thầy đáng nhớ nhất về tranh phong cảnh: một nghệ sĩ theo chủ nghĩa hình thức một cách mạnh mẽ là Hokusai, người có tác phẩm Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa, một trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản; và nghệ sĩ còn lại với phong cách bình lặng, đầy tâm trạng là Hiroshige, được chú ý nhiều nhất với loạt tranh Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō của ông. Sau khi hai bậc thầy này qua đời, và với việc đối lập với sự hiện đại hóa công nghệ và xã hội, là những hệ quả của cuộc Minh Trị Duy tân năm 1868, việc sản xuất ukiyo-e bước vào thời kỳ suy yếu mạnh.
Một số nghệ sĩ ukiyo-e chuyên vẽ tranh, nhưng hầu hết các tác phẩm còn tồn tại là tranh in. Người nghệ sĩ hiếm khi tự khắc mộc bản riêng của họ cho việc in ấn; đúng hơn thì việc sản xuất được phân chia giữa nghệ sĩ, người thiết kế các bản in; thợ chạm khắc, người cắt gọt mộc bản; thợ in, người bôi mực và ấn mộc bản lên trên giấy làm thủ công; và nhà xuất bản, người tài trợ, quảng bá và phân phối các tác phẩm. Khi việc in ấn được thực hiện bằng tay, thợ in có thể tạo ra hiệu ứng thực tế với máy móc, chẳng hạn như sự pha trộn hoặc phân cấp màu sắc trên khối mộc bản in.
Ukiyo-e là trung tâm trong sự hình thành nhận thức về nền nghệ thuật Nhật Bản của người phương Tây trong những năm cuối thế kỷ XIX–đặc biệt là những bức tranh phong cảnh của Hokusai và Hiroshige. Từ thập niên 1870, chủ nghĩa Nhật Bản đã trở thành một xu hướng nổi bật và có một ảnh hưởng mạnh mẽ trên các nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng thời kỳ đầu như Degas, Manet và Monet, cũng như các nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng như van Gogh và phong cách Art Nouveau như Toulouse-Lautrec. Thế kỷ XX chứng kiến một sự hồi sinh trong nghệ thuật in tranh Nhật Bản: thể loại shin-hanga ("tân bản hoạ") tận dụng niềm hứng thú với văn hoá phương Tây vào các bản in thể hiện các khung cảnh Nhật Bản truyền thống, và phong trào sōsaku-hanga ("sáng tác bản hoạ") khuyến khích các tác phẩm theo chủ nghĩa cá nhân được thiết kế, khắc mộc bản và in bởi một nghệ sĩ đơn nhất. Các bản in từ cuối thế kỷ XX tiếp tục tồn tại theo một phong cách mang chủ nghĩa cá nhân, thường được tạo ra bằng kỹ thuật được du nhập từ phương Tây.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng