Nhà phát triển | Ken Thompson, Dennis Ritchie, Brian Kernighan, Douglas McIlroy, và Joe Ossanna ở Bell Labs |
---|---|
Được viết bằng | C và hợp ngữ |
Họ hệ điều hành | Unix |
Tình trạng hoạt động | Đang phát triển |
Kiểu mã nguồn | Ban đầu là mã nguồn đóng, hiện tại vài dự án Unix thuộc họ (BSD và Illumos) là mã nguồn mở. |
Phát hành lần đầu | Bắt đầu phát triển năm 1969 Hướng dẫn đầu tiên được xuất bản nội bộ vào Tháng 11 năm 1971[1] Được công bố bên ngoài Bell Labs vào Tháng 10 năm 1973[2] |
Có hiệu lực trong | Tiếng Anh |
Loại nhân | Khác nhau Monolithic, Microkernel, lai |
Giao diện mặc định | Giao diện dòng lệnh và Giao diện người dùng đồ họa (Hệ thống X Window) |
Giấy phép | Đa dạng; một số là bản quyền thương mai, một số khác là tự do/phần mềm nguồn mở |
Website chính thức | unix.org |
Unix (/ˈjuːnɪks/; được đăng ký nhãn hiệu là UNIX) là một họ hệ điều hành máy tính đa nhiệm, đa người dùng được viết vào những năm 1960 và 1970 do một số nhân viên của Bell Labs thuộc AT&T bao gồm Ken Thompson, Dennis Ritchie và Douglas McIlroy và một số người khác.[3]
Ban đầu dự định sử dụng bên trong Bell System, AT&T đã cấp phép Unix cho các đơn vị bên ngoài vào cuối những năm 1970, dẫn đến một loạt các biến thể Unix (Unix variant) cho học thuật và thương mại từ các nhà cung cấp bao gồm University of California, Berkeley (BSD), Microsoft (Xenix), Sun Microsystems (SunOS/Solaris), HP/HPE (HP-UX), và IBM (AIX). Đầu những năm 90, AT&T đã bán quyền với Unix cho Novell, sau đó bán hoạt động kinh doanh Unix cho Santa Cruz Operation (SCO) năm 1995.[4] Thương hiệu UNIX được chuyển cho The Open Group, một tập đoàn công nghiệp trung lập được thành lập năm, cho phép việc sử dụng nhãn hiệu cho các hệ điều hành được chứng nhận tuân thủ Single UNIX Specification (SUS). Tuy nhiên, Novell tiếp tục sở hữu bản quyền Unix, mà phán quyết SCO Group, Inc. v. Novell, Inc. của toà án (2010) xác nhận.
Các hệ thống Unix được đặc trưng bởi một thiết kế mô-đun đôi khi được gọi là "Triết lý Unix", nghĩa là hệ điều hành cung cấp một tập hợp các công cụ đơn giản, và mỗi công cụ chỉ thực hiện những chức năng giới hạn và được định nghĩa rõ ràng.[5] Một hệ thống file hợp nhất (Unix filesystem) và một cơ chế giao tiếp giữa các tiến trình được gọi là "pipes" đóng vai trò là phương tiện giao tiếp chính,[3] và một shell (Unix shell) được sử dụng để kết hợp các công cụ để thực hiện các quy trình công việc phức tạp.
Unix tự phân biệt với các phiên bản trước là hệ điều hành di động đầu tiên: gần như toàn bộ hệ điều hành được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, cho phép Unix hoạt động trên nhiều nền tảng.[6]
Unix có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau, từ những máy tính cá nhân cho đến các máy chủ dịch vụ. Nó là một hệ điều hành đa nhiệm (có thể cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ) hỗ trợ một cách lý tưởng đối với các ứng dụng nhiều người dùng.
Vì Bell Laboratories bị cấm không cho phép tiếp thị Unix vì lệnh chống độc quyền đối với AT&T nên Unix đã được cung cấp miễn phí cho các trường đại học trên toàn Bắc Mỹ từ năm 1976. Năm 1979 Đại học California tại Berkeley đã xây dựng một phiên bản của Unix dùng cho các máy tính VAX. Sau khi đã được ưa thích trong các lĩnh vực công nghệ, AT&T đã giành được quyền tiếp thị đối với Unix và đã cho ra đời System V vào năm 1983. Cho đên nay Unix vẫn được sử dụng rất rộng rãi trong thị trường dành cho máy chủ. Đã có nhiều phiên bản phát triển khác nhau, trong đó có Linux.
Unix là một trong những hệ điều hành 64 bit đầu tiên. Hiện nay Unix được sử dụng bởi nhiều công ty tập đoàn lớn trên thế giới vì mức độ bảo mật của nó tương đối cao.