![]() Mô hình thiết kế tàu vũ trụ Voyager | |
Dạng nhiệm vụ | Thám hiểm hành tinh. |
---|---|
Nhà đầu tư | NASA/Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực[1] |
COSPAR ID | 1977-076A[2] |
Số SATCAT | 10271[3] |
Trang web | voyager |
Thời gian nhiệm vụ |
|
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ | |
Dạng thiết bị vũ trụ | Mariner Sao Mộc-Sao Thổ |
Nhà sản xuất | Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực |
Khối lượng phóng | 721,9 kilôgam (1.592 lb)[4] |
Công suất | 470 watt (lúc phóng) |
Bắt đầu nhiệm vụ | |
Ngày phóng | Ngày 20 tháng 8 năm 1977, 14:29:00 UTC |
Tên lửa | Titan IIIE |
Địa điểm phóng | Tổ hợp phóng Mũi Canaveral 41 |
Kết thúc nhiệm vụ | |
Lần liên lạc cuối | Chưa rõ (Dự đoán sẽ mất liên lạc khoảng năm 2025) |
Bay qua Sao Mộc | |
Tiếp cận gần nhất | Ngày 9 tháng 7 năm 1979 |
Khoảng cách | 570.000 kilômét (350.000 mi) |
Bay qua Sao Thổ | |
Tiếp cận gần nhất | Ngày 26 tháng 8 năm 1981 |
Khoảng cách | 101.000 km (63.000 mi) |
Bay qua Sao Thiên Vương | |
Tiếp cận gần nhất | Ngày 24 tháng 1 năm 1986 |
Khoảng cách | 81.500 km (50.600 mi) |
Bay qua Sao Hải Vương | |
Tiếp cận gần nhất | Ngày 25 tháng 8 năm 1989 |
Khoảng cách | 6.490 km (4.030 mi) |
Voyager 2 là tàu thăm dò không gian được NASA phóng vào ngày 20 tháng 8 năm 1977, để nghiên cứu các hành tinh bên ngoài và không gian giữa các vì sao bên ngoài nhật quyển của Mặt Trời. Là một phần của chương trình Voyager, nó được phóng 16 ngày trước tàu song sinh của nó, Voyager 1, trên một quỹ đạo mất nhiều thời gian hơn để đến được các hành tinh khí khổng lồ Sao Mộc và Sao Thổ nhưng lại cho phép bay ngang qua thêm các hành tinh băng khổng lồ Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.[5] Voyager 2 vẫn là tàu vũ trụ duy nhất đã bay ngang qua hai hành tinh băng khổng lồ. Voyager 2 là tàu thăm dò vũ trụ thứ ba trong số năm tàu vũ trụ đạt được vận tốc thoát khỏi Mặt trời, cho phép nó rời khỏi Hệ Mặt Trời.
Voyager 2 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chính của bản thân là ghé thăm hệ thống sao Mộc vào năm 1979, hệ thống sao Thổ năm 1981, hệ thống sao Thiên Vương năm 1986 và hệ thống sao Hải Vương năm 1989. Tàu vũ trụ hiện đang thực hiện nhiệm vụ mở rộng là nghiên cứu môi trường liên sao. Nó đã hoạt động được 47 năm, 5 tháng, 17 ngày kể từ 00:46, 7 tháng 2 năm 2025 UTC [refresh]. Tính đến tháng 10 năm 2023, nó đã đạt khoảng cách 134 AU (20 tỷ km; 12 tỷ mi) tính từ Trái đất.[6]
Tàu thăm dò đi vào không gian giữa các vì sao vào ngày 5 tháng 11 năm 2018, ở khoảng cách 119,7 AU (11,1 tỷ mi; 17,9 tỷ km) tính từ Mặt Trời[7] và di chuyển với vận tốc tương đối 15,341 km/s (34.320 mph)[8] phía mặt trời. Voyager 2 đã rời khỏi nhật quyển của Mặt trời và đang du hành qua môi trường liên sao, một vùng không gian ngoài thiên thể nằm ngoài ảnh hưởng của Hệ Mặt trời, gia nhập cùng Voyager 1, đã đến được môi trường liên sao vào năm 2012.[9][10][11][12] Voyager 2 đã bắt đầu cung cấp những phép đo trực tiếp đầu tiên về mật độ và nhiệt độ của plasma giữa các vì sao.[13] Voyager 2 vẫn liên lạc với Trái Đất thông qua Mạng lưới giám sát Không gian Sâu NASA.[14] Thông tin liên lạc là trách nhiệm của ăngten liên lạc DSS 43 của Úc, đặt gần Canberra.[15]
Despite the name change, Voyager remained in many ways the Grand Tour concept, though certainly not the Grand Tour (TOPS) spacecraft. Voyager 2 was launched on August 20, 1977, followed by Voyager 1 on September 5, 1977. The decision to reverse the order of launch had to do with keeping open the possibility of carrying out the Grand Tour mission to Uranus, Neptune, and beyond. Voyager 2, if boosted by the maximum performance from the Titan-Centaur, could just barely catch the old Grand Tour trajectory and encounter Uranus. Two weeks later, Voyager 1 would leave on an easier and much faster trajectory, visiting Jupiter and Saturn only. Voyager 1 would arrive at Jupiter four months ahead of Voyager 2, then arrive at Saturn nine months earlier. Hence, the second spacecraft launched was Voyager 1, not Voyager 2. The two Voyagers would arrive at Saturn nine months apart, so that if Voyager 1 failed to achieve its Saturn objectives, for whatever reason, Voyager 2 still could be retargeted to achieve them, though at the expense of any subsequent Uranus or Neptune encounter.