Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.
Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

Responsive image


Windows 10

Windows 10
Một phiên bản của hệ điều hành Windows NT
Ảnh chụp màn hình Windows 10 phiên bản 21H1 đang hiển thị Menu Start và Action Center.
Nhà phát triểnMicrosoft
Được viết bằng
Họ hệ điều hànhMicrosoft Windows
Kiểu mã nguồn
Phát hành
cho nhà sản xuất
15 tháng 7 năm 2015 (2015-07-15)
Phát hành
rộng rãi
29 tháng 7 năm 2015 (2015-07-29)
Phiên bản
mới nhất
22H2 (10.0.19045.4894) (10 tháng 9 năm 2024 (2024-09-10)[6]) [±]
Bản xem trước
mới nhất
Kênh Release Preview

22H2 (10.0.19045.4894) (10 tháng 9 năm 2024 (2024-09-10)[7][8]) [±]

Kênh Beta
22H2 (10.0.19045.4894) (10 tháng 9 năm 2024 (2024-09-10)[7]) [±]
Đối tượng
tiếp thị
Máy tính cá nhân
Có hiệu lực
trong
110 ngôn ngữ[9][10] (Các gói ngôn ngữ cụ thể được bao gồm trên thiết bị tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ di động (đối với thiết bị di động) hoặc nhà sản xuất thiết bị. Các gói ngôn ngữ bổ sung có sẵn để tải xuống trên Microsoft Store, dưới sự hỗ trợ của nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ.)
Danh sách ngôn ngữ
Tiếng Afrikaans, tiếng Albania, tiếng Amhara, tiếng Ả Rập, tiếng Assam, tiếng Azerbaijan, tiếng Bengal (Bangladesh), tiếng Bengal (Ấn Độ), tiếng Basque, tiếng Belarus, tiếng Bosnia, tiếng Bulgaria, tiếng Catalan, tiếng Kurd, tiếng Cherokee, tiếng Trung (giản thể), tiếng Trung (phồn thể), tiếng Crotia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Dari - Ba Tư (Afghanistan), tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Anh (Vương quốc Anh), tiếng Anh (Hoa Kỳ), tiếng Estonia, tiếng Phần Lan, tiếng Filipino, tiếng Pháp (Canada), tiếng Pháp (Pháp), tiếng Galicia, tiếng Georgia, tiếng Gujarati, tiếng Hausa, tiếng Do Thái, tiếng Hindi, tiếng Hungaria, tiếng Iceland, tiếng Igbo, tiếng Indonesia, tiếng Ireland, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Kannada, tiếng Kazakh, tiếng Khmer, tiếng K'iche', tiếng Rwanda, tiếng Knonkani, tiếng Hàn, tiếng Kyrgyz, tiếng Lào, tiếng Latvia, tiếng Litva, tiếng Luxembourg, tiếng Macedonia, tiếng Malaysia, tiếng Malayalam, tiếng Malta, tiếng Maori, tiếng Marathi, tiếng Mông Cổ, tiếng Nepal, tiếng Bắc Sotho, tiếng Bokmål Na Uy, tiếng Nynorsk Na Uy, tiếng Oriya, tiếng Ba Tư (Iran), tiếng Punjab (Ả Rập), tiếng Punjab (Gurmukhi), tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha (Brazil), tiếng Bồ Đào Nha (Bồ Đào Nha), tiếng Quechua, tiếng Rumani, tiếng Nga, tiếng Gael Scotland, tiếng Serbia (Kirin, Bosnia & Herzegovina), tiếng Serbia (Kirin, Serbia), tiếng Serbia (Latin), tiếng Sindhi (Ả Rập), tiếng Sinhala, tiếng Slovak, tiếng Slovenia, tiếng Tây Ban Nha (Tây Ban Nha), tiếng Tây Ban Nha (Mexico), tiếng Swahili, tiếng Thụy Điển, tiếng Tajik, tiếng Tamil, tiếng Tatar, tiếng Telugu, tiếng Thái, tiếng Tigrinya, tiếng Tswana, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Turkmen, tiếng Ukraina, tiếng Urdu, tiếng Duy Ngô Nhĩ, tiếng Uzbek, tiếng Valencia, tiếng Việt, tiếng Wales, tiếng Wolof, tiếng Xhosa, tiếng Yoruba, tiếng Zulu
Phương thức
cập nhật
Nền tảngIA-32, x86-64, ARMv7,[11][12] ARM64[13][14][15]
Loại nhânHybrid (nhân Windows NT)
Không gian
người dùng
Windows API
.NET Framework
Universal Windows Platform
Windows Subsystem for Linux
Giao diện
mặc định
Windows shell (Đồ họa)
Giấy phépTrialware,[16] Microsoft Software Assurance, đăng ký MSDN, Microsoft Imagine
Sản phẩm trướcWindows 8.1 (2013)
Sản phẩm sauWindows 11 (2021)
Website
chính thức
Windows 10 (được lưu trữ trên Wayback Machine vào ngày 4 tháng 11 năm 2015)
Trạng thái hỗ trợ
Tất cả các phiên bản ngoại trừ LTSB và LTSC:
  • Phiên bản 22H2 là phiên bản cuối cùng được hỗ trợ tới ngày 14 tháng 10 năm 2025.[17]
  • Một thiết bị có thể không nhận được bản cập nhật nếu phần cứng của thiết bị không tương thích, thiếu driver hiện tại hoặc nằm ngoài OEM. Không phải tất cả các tính năng trong bản cập nhật sẽ hoạt động trên thiết bị. Một thiết bị cũng cần có bản cập nhật mới nhất để vẫn được hỗ trợ.[18]
2015 LTSB:
  • Hỗ trợ chính kết thúc vào ngày 13 tháng 10 năm 2020
  • Hỗ trợ mở rộng kết thúc ngày 14 tháng 10 năm 2025[19]
2016 LTSB:
  • Hỗ trợ chính kết thúc vào ngày 12 tháng 10 năm 2021
  • Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào ngày 13 tháng 10 năm 2026[20]
2019 LTSC:
  • Hỗ trợ chính kết thúc vào ngày 9 tháng 1 năm 2024
  • Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào ngày 9 tháng 1 năm 2029[21]
2021 LTSC:
  • Hỗ trợ chính kết thúc vào ngày 12 tháng 1 năm 2027[22]

Windows 10 là một bản phát hành lớn của hệ điều hành Windows NT do Microsoft phát triển. Hệ điều hành này được giới thiệu vào 30 tháng 9 năm 2014 trong chương trình Build 2014 và đã được phát hành chính thức vào ngày 29 tháng 7 năm 2015. Giao diện trên Windows 10 là sự kết hợp giữa Windows 8.1Windows 7. Không giống như các phiên bản trước của Windows, Microsoft đã gắn nhãn Windows 10 là một "Service (dịch vụ)", được nhận cập nhật những tính năng, sửa lỗi liên tục; các thiết bị chạy Windows 10 trong môi trường doanh nghiệp có thể nhận được các cập nhật này với tốc độ chậm hơn hoặc sử dụng các mốc hỗ trợ dài hạn (LTSB và LTSC), tuy nhiên với đối tượng thuộc dạng LTSB và LTSC chỉ được nhận các bản cập nhật quan trọng, chẳng hạn như các bản vá bảo mật, cũng như hỗ trợ trong suốt vòng đời 5 năm.[23] Các máy chạy Windows 7, Windows 8Windows 8.1 sẽ được nâng cấp trực tiếp lên Windows 10 qua Windows Update trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành bản đầu tiên (RTM).

Windows 10 đi kèm một tính năng lớn mà Microsoft gọi là "universal apps (ứng dụng phổ quát)"; được mở rộng dựa trên các ứng dụng phong cách Metro, các ứng dụng này có thể được thiết kế để chạy trên nhiều dòng sản phẩm Microsoft với các mã giống nhau, như máy tính bảng, điện thoại thông minh, các hệ thống nhúng, các máy Xbox One, Surface HubMixed Reality. Giao diện người dùng Windows đã được sửa đổi để cho trải nghiệm chuyển tiếp giữa giao diện định hướng chuột truyền thống và một giao diện tối ưu cho màn hình cảm ứng, dựa trên đầu vào là các thiết bị 2-trong-1 (ngày càng phổ biến); cả hai giao diện đều bao gồm một menu Start được cập nhật để kết hợp các yếu tố của menu Start truyền thống trên Windows 7 với các "tiles" của Windows 8. Phiên bản đầu tiên của Windows 10 cũng giới thiệu hệ thống máy ảo mới, một tính năng quản lý cửa sổ và desktop gọi là Task View và trình duyệt web Microsoft Edge, hỗ trợ cho đăng nhập bằng khuôn mặt (Windows Hello) hoặc bằng vân tay - tính năng bảo mật mới cho môi trường doanh nghiệp, và DirectX 12WDDM 2.0 để cải thiện khả năng đồ họa cho các trò chơi.

Windows 10 nhận được hầu hết các nhận xét tích cực khi phát hành ban đầu vào tháng 7 năm 2015; các nhà phê bình đã ca ngợi quyết định của Microsoft về việc cung cấp một giao diện định hướng cho máy tính để bàn phù hợp với các phiên bản trước của Windows, tương phản với cách tiếp cận hướng máy tính bảng của Windows 8, mặc dù chế độ giao diện người dùng cảm ứng của Windows 10 đã bị gác lại. Các nhà đánh giá cũng ca ngợi những cải tiến cho phần mềm đi kèm của Windows 10 so với Windows 8.1, tích hợp Xbox Live, cũng như chức năng và khả năng của trợ lý ảo cá nhân Cortana, đặc biệt là việc thay thế Internet Explorer bằng Microsoft Edge. Tuy nhiên, giới truyền thông đã chỉ ra những thay đổi theo chiều hướng độc quyền đối với các hành vi của hệ điều hành, bao gồm cài đặt bản cập nhật bắt buộc (người dùng bị ép cập nhật, và việc tắt cập nhật hoặc hoãn cập nhật quả là một việc khó khăn đối với đa số người dùng thông thường), mối quan tâm về vấn đề quyền riêng tư đối với việc thu thập dữ liệu của hệ điều hành cho Microsoft và các đối tác, các thủ thuật giống như phần mềm quảng cáo được sử dụng để thúc đẩy hệ điều hành phát hành.[24][25][26][27][28]

Microsoft đã nhắm đến việc Windows 10 được cài đặt trên ít nhất một tỷ thiết bị trong khoảng hai hoặc ba năm sau khi phát hành.[23] Cho đến tháng 8 năm 2016, việc sử dụng Windows 10 ngày càng tăng, sau đó chững lại[29][30][31] so với các phiên bản trước của Windows giảm phần tỉ lệ sử dụng của chúng khi được đo bằng lưu lượng truy cập web. Hệ điều hành đang chạy trên hơn 400 triệu thiết bị đang hoạt động[32] và có tỷ lệ sử dụng ước tính 27,72% trên các máy tính truyền thống[30] và 12,53% trên tất cả các nền tảng (PC, điện thoại di động, máy tính bảng và bảng điều khiển)[29].

  1. ^ Riechstin, Alex (ngày 18 tháng 4 năm 2019). “Which programming language is used for making Windows 10?”. Quora. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ “Programming language tools: Windows gets versatile new open-source terminal”. ZDNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ “Microsoft is open-sourcing Windows Calculator on GitHub”. ZDNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “GitHub - microsoft/Windows-Driver-Frameworks”. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “windows forms”. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ “September 10, 2024—KB5043064 (OS Builds 19044.4894 and 19045.4894)”. Microsoft Support. Microsoft.
  7. ^ a b “Releasing Windows 10 Build 19045.4842 to Beta and Release Preview Channels”. Windows Insider Blog. 22 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ “August 13, 2024—KB5041580 (OS Builds 19044.4780 and 19045.4780)”. Microsoft Support. Microsoft.
  9. ^ “Local Experience Packs - Microsoft Store”. microsoft.com. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ “Microsoft Volume Licensing Center”. microsoft.com. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2019.
  11. ^ saraclay. “SoCs and Custom Boards for Windows 10 IoT Core - Windows IoT”. docs.microsoft.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2019.
  12. ^ “.NET Core 3.0 - Supported OS versions”. .NET Foundation. ngày 5 tháng 6 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2019.
  13. ^ Thurrottfeed (ngày 16 tháng 11 năm 2018). “Microsoft Opens Its Store to 64-Bit ARM Apps”. Thurrott.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2019.
  14. ^ “HP, Asus announce first Windows 10 ARM PCs: 20 hour battery life, gigabit LTE”. Ars Technica. Condé Nast. ngày 5 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.
  15. ^ “2017-10 Cumulative Update for Windows 10 Version 1709 for ARM64-based Systems (KB4043961)”. Microsoft Update Catalog. Microsoft. ngày 16 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.
  16. ^ “Windows 10”. Windows Evaluations. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  17. ^ “Windows 10 Home và Pro - Microsoft Lifecycle”. Microsoft Lifecycle. Microsoft. tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  18. ^ Bott, Ed (ngày 17 tháng 7 năm 2015). “Microsoft commits to 10-year support lifecycle for Windows 10”. ZDNet. CBS Interactive. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2019.
  19. ^ “Windows 10 2015 LTSB - Microsoft Lifecycle”. Microsoft Lifecycle. Microsoft. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  20. ^ “Windows 10 2016 LTSB - Microsoft Lifecycle”. Microsoft Lifecycle. Microsoft. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  21. ^ “Windows 10 Enterprise LTSC 2019 - Microsoft Lifecycle”. Microsoft Lifecycle. Microsoft. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  22. ^ “Windows 10 Enterprise LTSC 2021 - Microsoft Lifecycle”. Microsoft Lifecycle. Microsoft. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  23. ^ a b “Microsoft's big Windows 10 goal: one billion or bust | ZDNet”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017.
  24. ^ “Microsoft re-re-re-issues controversial Windows 10 patch KB 3035583”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2019.
  25. ^ “Microsoft narrows Win10 upgrade options to 'Upgrade now' or 'Upgrade tonight'. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2019.
  26. ^ “Windows 10 upgrade installing automatically on some Windows 7, 8 systems”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017.
  27. ^ “Get Windows 10 patch KB 3035583 suddenly reappears on Win7/8.1 PCs”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2019.
  28. ^ “How Microsoft's tricky new Windows 10 pop-up deceives you into upgrading”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2019.
  29. ^ a b “StatCounter Global Stats - Browser, OS, Search Engine including Mobile Usage Share”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017.
  30. ^ a b “Desktop Operating System Market Share Worldwide | StatCounter Global Stats”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017.
  31. ^ “WTF? Windows 10 now actually losing market share”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017.
  32. ^ “Microsoft: Windows 10 now on 400 million devices | ZDNet”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017.

Previous Page Next Page






Windows 10 AF ويندوز 10 Arabic ويندوز 10 ARZ Windows 10 AST Windows 10 AZ Windows 10 BE Windows 10 BE-X-OLD Windows 10 Bulgarian विंडोज 10 BH উইন্ডোজ ১০ Bengali/Bangla

Responsive image

Responsive image