Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.
Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

Responsive image


Witold Pilecki

Witold Pilecki
Pilecki, trước năm 1939, ảnh đã được phục chế màu
Sinh(1901-05-13)13 tháng 5 năm 1901
Olonets, Olonetsky Uyezd, Olonets tự trị, Đế quốc Nga
Mất25 tháng 5 năm 1948(1948-05-25) (47 tuổi)
Nhà tù Mokotów, Warsaw, Ba Lan
Nơi chôn cất
Chưa rõ. Có thể là tại Nghĩa trang quân đội Powązki
ThuộcCộng hòa Ba Lan Thứ hai; Chính phủ Ba Lan ly khai
Năm tại ngũ1918–1947
Cấp bậcChỉ huy kỵ binh (rotmistrz)
Chỉ huyChỉ huy trưởng Phi đội huấn luyện quân sự Lida số 1 (1932–1937)
Tham chiến
Tặng thưởng
Phối ngẫu
Maria Ostrowska (cưới 1931)

Witold Pilecki (ngày 13 tháng 5 năm 1901 – 25 tháng 5 năm 1948; tiếng Ba Lan: [ˈvitɔlt piˈlɛt͡skʲi]  ; mật danh Roman Jezierski, Tomasz Serafiński, Druh, Witold[1]) là một sĩ quan kỵ binh, nhân viên tình báolãnh đạo kháng chiến người Ba Lan trong thời kỳ Thế chiến II.

Khi còn trẻ, Pilecki tham gia vào lực lượng trinh sát bí mật của Ba Lan. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông tiếp tục gia nhập lực lượng dân quân Ba Lan và sau đó là Quân đội Ba Lan. Ông tham gia Chiến tranh Ba Lan - Liên Xô, một cuộc chiến kết thúc vào năm 1921. Năm 1939, ông tham gia vào cuộc chiến bảo vệ Ba Lan chống lại sự xâm lược của Đức và không lâu sau đó, tham gia vào phong trào kháng chiến của Ba Lan, đồng sáng lập nên phong trào kháng chiến bí mật của Quân đội Ba Lan. Năm 1940, Pilecki tình nguyện[2] :66[3][4][5] để cho bản thân bị bắt bởi quân Đức, lúc đó vẫn đang chiếm đóng Ba Lan, để xâm nhập vào trại tập trung Auschwitz. Tại Auschwitz, ông đã tổ chức một phong trào kháng chiến với sự tham gia của hàng trăm tù nhân. Ông cũng bí mật thu thập các báo cáo chi tiết về những hành động tàn bạo của quân Đức tại trại rồi lén chuyển chúng đến trụ sở Quân đội Ba Lan kháng chiến và chia sẻ với các Đồng minh phương Tây. Sau khi trốn thoát khỏi trại Auschwitz, Pilecki đã tham gia chiến đấu trong Cuộc khởi nghĩa Warsaw từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1944. Sau khi cuộc nổi dậy bị đàn áp, ông bị bắt giam trong trại tù binh chiến tranh của Đức. Sau khi phe cộng sản tiếp quản Ba Lan, ông vẫn trung thành với chính phủ Ba Lan lưu vong có trụ sở tại London. Năm 1945, ông trở lại Ba Lan để báo cáo với chính phủ lưu vong về tình hình ở Ba Lan. Trước khi trở về, dự đoán rằng bản thân có thể bị chính quyền cộng sản mới của Ba Lan sát hại, Pilecki đã viết Báo cáo của Witold để kể lại những trải nghiệm ở trại Auschwitz của mình. Năm 1947, ông bị mật vụ bắt vì tội làm việc cho "chủ nghĩa đế quốc nước ngoài", sau khi trải qua việc nhiều màn tra tấn và xét xử, ông bị xử tử vào năm 1948.

Câu chuyện của ông, do mang tới nhiều góc nhìn bất lợi cho các nhà chức trách cộng sản đương thời ở Ba Lan, nên hầu như đã bị ém nhẹm trong vài thập kỷ. Một trong những tường thuật đầu tiên về sứ mệnh của Pilecki tới Auschwitz đã được đưa ra bởi nhà sử học Ba Lan Józef Garliński, bản thân cũng là một cựu tù nhân của trại Auschwitz di cư đến Anh sau chiến tranh, trong cuốn Fighting Auschwitz (1975). Những năm sau đó, một số sách chuyên khảo đã bắt đầu đưa câu chuyện của Pilecki lên trang giấy. Đặc biệt, việc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Ba Lan đã tạo điều kiện cho các nhà sử học Ba Lan nghiên cứu nhiều hơn về cuộc đời của ông.

  1. ^ “65 lat temu rotmistrza Pileckiego skazano na śmierć” [65 years ago, Captain Pilecki was sentenced to death] (bằng tiếng Ba Lan). Museum of Polish History. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Besemeres, John (2016). “The Worst of Both Worlds: Captain Witold Pilecki between Hitler and Stalin”. A Difficult Neighbourhood: Essays on Russia and East-Central Europe since World War II. Australian National University Press. ISBN 978-17604-6-060-0.
  3. ^ Snyder, Timothy (ngày 22 tháng 6 năm 2012). “Were We All People?”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên patricelli
  5. ^ Szumilo, Mirosalw (2017). “Living with the Stigma of a 'Traitor of the Nation': The Plight of the Families of Victims of Stalinist Terror in Poland”. Trong Budeanca, C.; Bathory, D. (biên tập). Histories (Un)Spoken: Strategies of Survival and Social-Professional Integration in Political Prisoners' Families in Communist Central and Eastern Europe in the '50s and '60s. LIT Verlag. tr. 48–62. ISBN 978-36439-0-983-1.

Previous Page Next Page