Carthage

Carthage
Carthage trên bản đồ Tunisia
Carthage
Vị trí tại Tunisia
Vị tríTunisia
VùngTunis
Tọa độ36°51′10″B 10°19′24″Đ / 36,8528°B 10,3233°Đ / 36.8528; 10.3233
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩnii, iii, vi
Đề cử1979 (Kỳ họp 3)
Số tham khảo37
Quốc gia Tunisia
VùngDanh sách di sản thế giới tại châu Phi

Carthage (tiếng Phoenicia: 𐤒𐤓𐤕𐤇𐤃𐤔𐤕, Qart-ḥadašt, "Thành phố mới" ; tiếng Hy Lạp cổ: Καρχηδών, Karkhēdōn ; tiếng Latinh: Carthāgō ; tiếng Ả Rập: قرطاج, Qarṭāj) là một trung tâm và thành phố thủ đô cổ của nền Văn minh Carthage, phía đông hồ Tunis, ngày nay là khu vực ngoại ô Tunis, thủ đô của Tunisia. Carthage được coi là trung tâm thương mại quan trọng nhất của Địa Trung Hải cổ đại và được cho là một trong những thành phố giàu có bậc nhất Thế giới cổ đại.

Thành phố này phát triển từ một thuộc địa của Phoenicia trở thành thủ đô của Đế chế Punic thống trị phần lớn tây nam Địa Trung Hải trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Nữ hoàng Dido huyền thoại được coi là người gây dựng lên thành phố, mặc dù lịch sử về sự tồn tại của bà bị nghi ngờ. Theo các tác phẩm của Timaeus của Taormina, bà đã mua đất từ một bộ lạc địa phương khu vực đất có nhiều nhất có thể được bao quanh bởi một tấm da bò. Bà đã cắt da bò thành từng dải, đưa ra yêu sách của mình và thành lập một đế chế, thông qua phát động Chiến tranh Punic khiến Carthage trở thành hiểm họa hiện hữu duy nhất của Rome lúc bấy giờ, cho đến khi người Vandal xuất hiện sau đó vài thế kỷ.[1]

Thành phố sau đó bị phá hủy bởi Cộng hòa La Mã trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ ba vào năm 146 trước Công Nguyên, sau đó tái phát triển với tên gọi Carthage La Mã để trở thành thành phố chính của La Mã ở tỉnh Châu Phi. Carthage sau đó bị cướp bóc và phá hủy bởi Omeyyad và một lần nữa trong Trận Carthage năm 698 nhằm ngăn không cho Đế quốc Đông La Mã chiếm lại.[2] Nó vẫn bị chiếm đóng trong thời kỳ Hồi giáo[3] và được người Hồi giáo sử dụng như một pháo đài cho đến thời kỳ Hafsid, khi Thập tự chinh thứ tám chiếm giữ thành phố và tàn sát cư dân. Hafsid đã quyết định phá hủy hệ thống phòng thủ của thành phố để nó không thể được sử dụng làm căn cứ bởi một thế lực thù địch nào nữa. Và nó tiếp tục tồn tại như là một giám mục.

Thuật ngữ Punic bắt nguồn từ tiếng Latin Punicus (hoặc Poenicus), có nghĩa là "người Carthage", và ám chỉ đến tổ tiên người Phoenicia của người Carthage.[4] Tính từ tiếng Latinh pūnicus được phản ánh trong tiếng Anh trong một số từ vay mượn từ tiếng Latinh—đặc biệt là Chiến tranh Punictiếng Punic.

  1. ^ “F-LE Dido and the Foundation of Carthage”. Illustrative Mathematics (bằng tiếng Anh). Illustrative Mathematics. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ Bosworth, C. Edmund (2008). Historic Cities of the Islamic World. Brill Academic Press. tr. 536. ISBN 978-9004153882.
  3. ^ Anna Leone (2007). Changing Townscapes in North Africa from Late Antiquity to the Arab Conquest. Edipuglia srl. tr. 179–186. ISBN 9788872284988.
  4. ^ Sidwell, Keith C.; Jones, Peter V. (1997). The World of Rome: An Introduction to Roman Culture. Cambridge; New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-38600-5. Trang 16

Carthage

Dodaje.pl - Ogłoszenia lokalne