James Madison

James Madison
Chân dung Madison vào năm 1816

Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
4 tháng 3 năm 1809 – 4 tháng 3 năm 1817
8 năm, 0 ngày
Phó Tổng thống
Tiền nhiệmThomas Jefferson
Kế nhiệmJames Monroe
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
2 tháng 5 năm 1801 – 3 tháng 3 năm 1809[2]
Tổng thốngThomas Jefferson
Tiền nhiệmJohn Marshall
Kế nhiệmRobert Smith
Thành viên Hạ viện Hoa Kỳ đại diện cho Virginia
Nhiệm kỳ
4 tháng 3 năm 1789 – 4 tháng 3 năm 1797[3]
Tiền nhiệmKhu vực bầu cử được thành lập
Kế nhiệmJohn Dawson
Khu vực bầu cử
Đại biểu của Virginia tại Quốc hội Hợp bang
Nhiệm kỳ
6 tháng 11 năm 1786 – 30 tháng 10 năm 1787[4]
Nhiệm kỳ
1 tháng 3 năm 1781 – 1 tháng 11 năm 1783
Thông tin cá nhân
Sinh
James Madison Jr.

(1751-03-16)16 tháng 3, 1751
Port Conway, Virginia, Châu Mỹ thuộc Anh
Mất28 tháng 6, 1836(1836-06-28) (85 tuổi)
Montpelier, Virginia, Hoa Kỳ
Đảng chính trịDân chủ Cộng hòa
Chiều cao5 ft 4 in (163 cm)[5]
Phối ngẫu
Dolley Payne (cưới 1794)
MẹEleanor Madison
ChaJames Madison Sr.
Giáo dụcCao đẳng New Jersey (BA)
Chữ kýJames Madison signature
Phục vụ trong quân đội
ThuộcHoa Kỳ
Phục vụDân quân Virginia
Năm tại ngũ1775 - 1776
1814
Cấp bậcĐại tá
Tổng tư lệnh
Đơn vịDân quân Quận Orange
Tham chiếnChiến tranh Cách mạng Mỹ

Chiến tranh năm 1812

James Madison (16 tháng 3 năm 1751[b] – 28 tháng 6 năm 1836) là một chính khách, nhà ngoại giao và nhà lập quốc người Mỹ, từng giữ chức tổng thống Hoa Kỳ thứ tư từ năm 1809 đến năm 1817. Madison được ca ngợi rộng rãi với danh xưng "Cha đẻ của Hiến pháp" bởi vì vai trò then chốt của ông trong việc soạn thảo và thúc đẩy Hiến pháp Hoa Kỳ cũng như Tuyên ngôn Nhân quyền.

Madison sinh thành trong một gia đình địa chủ sở hữu nô lệ nổi tiếng ở Virginia. Ông từng là thành viên của Hạ viện VirginiaQuốc hội Lục địa trong và sau Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Bất mãn với chính phủ quốc gia yếu kém được thành lập theo Các điều khoản Hợp bang, ông đã giúp tổ chức Hội nghị Lập hiến nhằm soạn thảo một hiến pháp mới với mục đích củng cố chính phủ cộng hòa trước sự đe dọa của hội đồng dân chủ. Kế hoạch Virginia của Madison là nền tảng cho các cuộc tranh luận tại hội nghị và ông là một trong những người có tiếng nói quan trọng. Ông trở thành một trong những lãnh tụ trong phong trào phê chuẩn Hiến pháp và cùng với Alexander HamiltonJohn Jay viết Luận cương về thể chế Liên bang, một loạt các bài bình luận ủng hộ việc phê chuẩn, vẫn còn được xem là những tác phẩm quan trọng trong lịch sử khoa học chính trị Hoa Kỳ. Madison nổi lên như một nhà lãnh đạo quan trọng tại Hạ viện và là cố vấn thân cận của Tổng thống George Washington.

Trong những năm đầu thập niên 1790, Madison phản đối chương trình kinh tế và và sự tập trung quyền lực đi kèm mà Bộ trưởng Ngân khố Hamilton ủng hộ. Cùng với Thomas Jefferson, ông đứng ra thành lập Đảng Dân chủ Cộng hòa để đối lập với Đảng Liên bang của Hamilton. Sau khi Jefferson được bầu làm tổng thống vào năm 1800, Madison giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 1801 đến năm 1809 và ủng hộ Jefferson trong vụ Marbury kiện Madison. Trong thời gian Madison làm Ngoại trưởng, Jefferson đã thực hiện Thương vụ mua Louisiana, và sau này, trên cương vị Tổng thống, Madison giám sát các tranh chấp liên quan ở Lãnh thổ Tây Bắc.

Madison trúng cử tổng thống vào năm 1808. Xuất phát từ mong muốn chiếm lấy những vùng đất do Anh, Tây Ban Nha và người Mỹ bản địa kiểm soát, cộng với việc các biện pháp phản đối ngoại giao cũng như cấm vận thương mại nhằm ngăn chặn Anh tịch thu hàng hóa vận chuyển từ Mỹ đều đã thất bại, Madison quyết định lãnh đạo Hoa Kỳ bước vào Chiến tranh năm 1812. Mặc dù chiến tranh kết thúc bất phân thắng bại, nhiều người Mỹ vẫn coi kết quả của cuộc chiến đó như là "cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ hai" thành công chống lại Anh. Madison được tái đắc cử vào năm 1812, mặc dù với khoảng cách chênh lệch ít hơn. Ông chủ trì việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ thứ hai và thông qua Đạo luật Thuế quan Bảo hộ năm 1816. Bằng cách ký kết các hiệp ước hoặc thông qua chiến tranh, những bộ lạc người Mỹ bản địa đã nhượng lại 26.000.000 mẫu Anh (11.000.000 ha) đất cho Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Madison.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống năm 1817, Madison lui về đồn điền Montpelier của mình và qua đời tại đây vào năm 1836. Trong suốt cuộc đời, Madison là một chủ nô. Năm 1783, để ngăn chặn cuộc nổi dậy của nô lệ tại Montpelier, Madison đã giải phóng một trong những người nô lệ của mình. Tuy nhiên, ông đã không giải phóng thêm bất kỳ nô lệ nào trong di chúc của mình. Trong mắt các nhà sử học, Madison được coi là một trong những nhà lập quốc Hoa Kỳ quan trọng nhất. Những nhà sử học hàng đầu thường đánh giá ông là một vị tổng thống trên mức trung bình, mặc dù họ chỉ trích ông về việc ủng hộ chế độ nô lệ và vai trò lãnh đạo của ông trong Chiến tranh năm 1812. Tên tuổi của Madison được tưởng nhớ ở nhiều địa danh trên khắp đất nước, cả công khai và riêng tư, với những ví dụ nổi bật bao gồm Madison Square Garden, Đại học James Madison, Tòa nhà Tưởng niệm James MadisonUSS James Madison.

  1. ^ Billias 1976, tr. 329.
  2. ^ Rutland 1990, tr. 19.
  3. ^ Labunski 2006, tr. 148–150.
  4. ^ Wills 2002, tr. 12–13.
  5. ^ Kane 1993, tr. 344.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng


James Madison

Dodaje.pl - Ogłoszenia lokalne