Joseph Goebbels

Joseph Goebbels
Chân dung của Goebbels năm 1942
Thủ tướng Đức
Nhiệm kỳ
30 tháng 4 năm 1945 – 1 tháng 5 năm 1945
1 ngày
Tổng thốngKarl Dönitz
Tiền nhiệmAdolf Hitler
Kế nhiệmLutz Graf Schwerin von Krosigk
(tạm quyền)
Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng
và Tuyên truyền
Nhiệm kỳ
13 tháng 3 năm 1933 – 30 tháng 4 năm 1945
12 năm, 48 ngày
Tổng thốngPaul von Hindenburg (1933–1934)
FührerAdolf Hitler (1934–1945)
Thủ tướngAdolf Hitler
Tiền nhiệmSáng lập chức vụ
Kế nhiệmWerner Naumann
Gauleiter của Berlin
Nhiệm kỳ
9 tháng 11 năm 1926 – 1 tháng 5 năm 1945
18 năm, 173 ngày
Bổ nhiệmAdolf Hitler
Tiền nhiệmErnst Schlange
Kế nhiệmKhông
Reichsleiter
Nhiệm kỳ
1933 – 1945
Bổ nhiệmAdolf Hitler
Tiền nhiệmSáng lập chức vụ
Kế nhiệmKhông
Thông tin cá nhân
Sinh
Paul Joseph Goebbels

(1897-10-29)29 tháng 10 năm 1897
Rheydt, Phổ, Đức
Mất1 tháng 5 năm 1945(1945-05-01) (47 tuổi)
Berlin, Đức Quốc xã
Đảng chính trịĐảng Quốc xã (NSDAP)
Phối ngẫuMagda Goebbels (née Ritschel) (m. 1931)
Con cái6
Alma mater
Nghề nghiệpChính trị gia
Nội cácNội các Hitler
Chữ ký

Paul Joseph Goebbels hay có tên phiên âm dựa theo tiếng Đức là Giô-xép Gơ-ben [1] [2](tiếng Đức: [ˈɡœbəls] ;[3] (29 tháng 10 năm 1897 – 1 tháng 5 năm 1945) là một chính trị gia người Đức giữ chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã từ 1933 đến 1945. Goebbels là một trong số những trợ lý gần gũi và thuộc hạ tận tâm nhất của Adolf Hitler; ông được biết đến với những lần diễn thuyết trước công chúng cùng tư tưởng bài Do Thái sâu sắc và hiểm độc của mình, bởi vậy Goebbels đã ủng hộ việc tận diệt người Do Thái trong vụ Holocaust.

Goebbels có mong muốn trở thành một tác giả, ông giành được tấm bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Heidelberg vào năm 1921. Ba năm sau, Goebbels gia nhập đảng Quốc xã và cộng tác với Gregor Strasser tại chi nhánh phía Bắc của họ. Năm 1926 Goebbels được bổ nhiệm làm Gauleiter (lãnh đạo địa bàn) của Berlin, tại đây ông bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng biện pháp tuyên truyền để giúp nâng cao vị thế và xúc tiến các kế hoạch của đảng. Sau khi những người Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933, Bộ Tuyên truyền của Goebbels đã nhanh chóng giành lấy và thực thi quyền giám sát quản lý các phương tiện truyền thông, nghệ thuật, và thông tin tại Đức. Goebbels tỏ ra đặc biệt thông thạo trong việc sử dụng các phương thức tương đối mới mẻ như phát thanh và phim ảnh để phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Đề tài tuyên truyền gồm có bài Do Thái, công kích Giáo hội Cơ đốc, và sau sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai là nỗ lực định hướng tinh thần.

Vào năm 1943, Goebbels bắt đầu gây áp lực lên Hitler nhằm giới thiệu các biện pháp tạo nên "chiến tranh toàn diện", trong đó có việc đóng cửa các doanh nghiệp không cần thiết, buộc phụ nữ gia nhập lực lượng lao động khổ sai, và tận dụng những nam giới thuộc các ngành nghề được miễn trước đây để cho nhập ngũ. Hitler về sau bổ nhiệm Goebbels làm Toàn quyền Chiến tranh toàn diện vào ngày 23 tháng 7 năm 1944, nhờ đó Goebbels đã tiến hành các biện pháp, đa phần thất bại, nhằm làm tăng quân số phục vụ trong ngành sản xuất vũ khí và quân đội (Wehrmacht).

Khi cuộc chiến gần khép lại cũng là lúc Đức Quốc xã đối mặt với thất bại, thời điểm đó Goebbels đoàn tụ với vợ Magdanhững đứa con của mình tại Berlin. Từ ngày 22 tháng 4 năm 1945 gia đình họ trú ẩn dưới Vorbunker, một phần tổ hợp boongke dưới mặt đất của Hitler. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4. Theo như bản di chúc của Hitler, Goebbels lên kế nhiệm ông trong vai trò Thủ tướng Đức. Goebbels giữ chức vụ này trong vòng một ngày, trước khi cùng vợ hạ độc sáu đứa con rồi tự sát.

  1. ^ “Ngày cuối cùng của chiến tranh”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ “Tuyên giáo An Giang”. tuyengiaoangiang.vn. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ “Merriam-Webster Dictionary: Goebbels. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2015.

Joseph Goebbels

Dodaje.pl - Ogłoszenia lokalne