Leonhard Euler | |
---|---|
![]() Chân dung Leonhard Euler do Johann Georg Brucker vẽ (khoảng 1756) | |
Sinh | Basel, Liên bang Thụy Sĩ | 15 tháng 4 năm 1707
Mất | 18 tháng 9 năm 1783lịch cũ 7 tháng 9] Sankt-Peterburg, Đế quốc Nga | (76 tuổi) [
Trường lớp | Đại học Basel (MPhil) |
Nổi tiếng vì | Số Euler, Đẳng thức Euler, Phương pháp Euler (sai phân) |
Phối ngẫu | Katharina Gsell (cưới 1734–bà mất1773) Salome Abigail Gsell (cưới 1776–ông mất1783) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Toán học, vật lý học |
Nơi công tác | Viện Khoa học Đế quốc Nga Viện Hàn lâm Khoa học Phổ |
Luận án | Dissertatio physica de sono (Luận văn vật lý về âm thanh) (1726) |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Johann Bernoulli |
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng | |
Chữ ký | |
![]() |
Một phần của loạt bài về |
hằng số toán học e |
---|
![]() |
Tính chất |
Ứng dụng |
Định nghĩa e |
Con người |
Chủ đề liên quan |
Giải tích toán học → Giải tích phức |
Giải tích phức |
---|
![]() |
Số phức |
Hàm số phức |
Lý thuyết cơ bản |
Nhân vật |
Leonhard Euler (/ˈɔɪlər/ OY-lər,[a] tiếng Đức: [ˈleːɔnhaʁt ˈɔɪ̯lɐ] ⓘ; 15 tháng 4 năm 1707 – 18 tháng 9 năm 1783) là một nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà lý luận và kỹ sư người Thụy Sĩ. Ông đã có những khám phá quan trọng và có ảnh hưởng trong nhiều ngành toán học, như vi tích phân và lý thuyết đồ thị, đồng thời có những đóng góp tiên phong cho một số ngành như tô pô và lý thuyết số giải tích. Ông cũng giới thiệu nhiều thuật ngữ và ký hiệu toán học hiện đại, đặc biệt cho ngành giải tích toán học, nổi bật là khái niệm hàm số toán học.[5] Ông cũng được biết đến với những nghiên cứu về cơ học, thủy động lực học, quang học, thiên văn học và lý thuyết âm nhạc.[6]
Euler là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỷ 18 và được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng được nhiều người coi là nhà toán học có năng suất nhất mọi thời đại. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông được tập hợp lại trong quyển "Leonhard Euler Opera Omnia" gồm 85 quyển cỡ lớn với hơn 40.000 trang,[7] (ước tính một người phải làm việc khoảng 40 năm mới có thể ghi lại lượng công trình này). Ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Saint Petersburg, Nga, và Berlin, khi ấy là thủ đô của nước Phổ. Một nhận xét của Pierre-Simon Laplace đã thể hiện ảnh hưởng của Euler đối với toán học: "Hãy đọc Euler, đọc Euler đi, ông ấy là bậc thầy của tất cả chúng ta."[8][9] Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euler.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng