Hình ảnh hồng ngoại gần của cụm R136, thu được ở độ phân giải cao bằng thiết bị quang học thích ứng MAD tại Kính thiên văn rất lớn của ESO. R136a1 được phân giải ở trung tâm với R136a2 ở gần, R136a3 ở dưới bên phải và R136b ở bên trái. Credit: ESO/VLT | |
Dữ liệu quan sát Kỷ nguyên J2000 Xuân phân J2000 | |
---|---|
Chòm sao | Kiếm Ngư |
Xích kinh | 5h 38m 42.39s[1] |
Xích vĩ | −69° 06′ 02.91″[1] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 12.23[1] |
Các đặc trưng | |
Giai đoạn tiến hóa | Sao Wolf–Rayet |
Kiểu quang phổ | WN5h[2] |
Chỉ mục màu B-V | 0.03[1] |
Trắc lượng học thiên thể | |
Khoảng cách | 163,000 ly (49,970[3] pc) |
Cấp sao tuyệt đối (MV) | −8.18[4] |
Chi tiết [4] | |
Khối lượng | 215+45 −31 M☉ |
Bán kính | 39.2 R☉ |
Độ sáng | 6,166,000 L☉ |
Hấp dẫn bề mặt (log g) | 4.0[5] cgs |
Nhiệt độ | 46,000±2,500 K |
Tốc độ tự quay (v sin i) | 190 km/s |
Tuổi | 10±02 Myr |
Tên gọi khác | |
Cơ sở dữ liệu tham chiếu | |
SIMBAD | dữ liệu |
R136a1 (thường được viết tắt là RMC 136a1) là một trong những ngôi sao nặng nhất và sáng nhất, có khối lượng gấp 215 lần khối lượng Mặt Trời, và có độ sáng gấp 6,2 triệu lần độ sáng Mặt Trời, cũng là một trong những ngôi sao nóng nhất, với nhiệt độ lên đến 46.000 độ C. Nó là một ngôi sao Wolf–Rayet ở trung tâm của R136, nơi tập trung của các sao thuộc cụm sao mở NGC 2070 lớn trong Tinh vân Tarantula (30 Doradus) trong Đám mây Magellan Lớn. Có thể nhìn thấy cụm sao về hướng xa bán cầu nam bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ, ở cường độ 7,25. Bản thân R136a1 mờ hơn 10.000 lần và chỉ có thể quan sát bằng cách sử dụng Phép đo giao thoa đốm.