Loại hình | Tập đoàn đa quốc gia |
---|---|
Ngành nghề | Đa ngành |
Lĩnh vực hoạt động | Đa ngành |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Thành lập | 1 tháng 3 năm 1938Daegu, Triều Tiên thuộc Nhật | ,
Người sáng lập | Lee Byung-chul |
Trụ sở chính | Tầng 40 toà nhà Samsung Electronics, 11, Seocho-daero 74-gil, Seocho-gu, Seoul, Hàn Quốc[1] |
Khu vực hoạt động | Toàn cầu |
Thành viên chủ chốt | Lee Jae-yong (chủ tịch) |
Sản phẩm | Đa sản phẩm[2] |
Dịch vụ | Đa dịch vụ |
Doanh thu | 386조 7.377억 원 đô la Mỹ (2018)[3] |
6,700,000,000 미국 달러 đô la Mỹ (2020)[3] | |
Tổng tài sản | 51조 9.212억 원 đô la Mỹ (2018)[3] |
Tổng vốn chủ sở hữu | 879조 1.883억 원 đô la Mỹ (2018)[3] |
Số nhân viên | 320,671 (2018)[4] |
Công ty con | Samsung Electronics Samsung Life Insurance Samsung Fire & Marine Insurance Samsung Heavy Industries Samsung C&T Samsung SDS etc. |
Khẩu hiệu | Inspire the World, Create the Future (2020) |
Website | www.samsung.com |
Tập đoàn Samsung[5] hay Samsung (Tiếng Hàn: 삼성, Romaja: Samseong, Hanja: 三星; Hán-Việt: Tam Tinh - 3 ngôi sao) là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul. Tập đoàn sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên toàn cầu hoạt động dưới tên thương hiệu mẹ. Đây là một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới.[6][7]
Samsung được sáng lập bởi doanh nhân Lee Byung-chul vào năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Samsung dần đa dạng hóa các ngành nghề, bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập niên 1960, xây dựng nhà máy đóng tàu vào giữa thập niên 70. Sau khi Lee Byung-chul mất, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn nhỏ, bao gồm: Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Từ thập niên 1990, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng. Những công ty con tiêu biểu của Samsung bao gồm: Samsung Electronics, Samsung Heavy Industries, Samsung Engineering, Samsung C&T, Samsung Life Insurance, Samsung Everland, Samsung Techwin và Cheil Worldwide.
Năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á, hạng 5 thế giới.[8] Năm 2020, Samsung đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất tại châu Á.[9] Tháng 10 năm 2020, Samsung vượt qua Toyota để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á[10], xếp hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple.[6] Tháng 11 năm 2020, Samsung vượt qua Apple để dẫn đầu thị trường smartphone tại Mỹ.[11] Cũng trong năm 2020, giá trị thương hiệu Samsung được định giá xấp xỉ 95 tỷ USD - đứng số 1 châu Á cũng như thứ 5 thế giới.[12] Năm 2021, con số trên tăng lên mức 102,6 tỷ USD và Samsung vẫn giữ hạng 5 toàn cầu.[13][14] Ngoài ra, Samsung còn là 1 trong 16 công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới với vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng của Boston Consulting Group.[15]
Tại Việt Nam, 4 nhà máy sản xuất của Samsung đạt doanh thu hơn 70 tỷ USD vào năm 2022, chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Lợi nhuận của các cơ sở này khoảng 4,6 tỷ USD, tương đương 1,15% GDP của toàn Việt Nam.