Tarbosaurus

Tarbosaurus
Khoảng thời gian tồn tại: Phấn Trắng muộn (Tầng Maastricht), Có lẽ hiện diện ở tầng Champagne[1][2]
Khung xương trưng bày tại Trung tâm Khoa học Maryland
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Dinosauria
nhánh: Saurischia
nhánh: Theropoda
Liên họ: Tyrannosauroidea
Họ: Tyrannosauridae
Phân họ: Tyrannosaurinae
Chi: Tarbosaurus
Maleev, 1955b
Loài điển hình
Tarbosaurus bataar
Maleev, 1955a
Các đồng nghĩa
Đồng nghĩa chi
  • Shanshanosaurus
    Dong, 1977
  • Maleevosaurus
    Carpenter, 1992
  • Jenghizkhan
    Olshevsky, 1995
Đồng nghĩa loài
  • Tyrannosaurus bataar
    Maleev, 1955a
  • Gorgosaurus novojilovi
    Maleev, 1955b
  • Tarbosaurus efremovi
    Maleev, 1955b
  • Gorgosaurus lancinator
    Maleev, 1955b
  • Deinodon novojilovi
    (Maleev, 1955b) Kuhn, 1965
  • Deinodon lancinator
    (Maleev, 1955b) Kuhn, 1965
  • Aublysodon lancinator
    (Maleev, 1955b) Charig, 1967
  • Aublysodon novojilovi
    (Maleev, 1955b) Charig, 1967
  • Shanshanosaurus huoyanshanensis
    Dong, 1977
  • Tyrannosaurus efremovi
    (Maleev, 1955b) Rozhdestvensky, 1977
  • Tarbosaurus novojilovi
    (Maleev, 1955b) Olshevsky, 1978
  • Aublysodon huoyanshanensis
    (Dong, 1977) Paul, 1988a
  • Albertosaurus novojilovi
    (Maleev, 1955b) Mader & Bradley, 1989
  • Maleevosaurus novojilovi
    (Maleev, 1955b) Carpenter, 1992
  • Jenghizkhan bataar
    (Maleev, 1955a) Olshevsky, 1995
  • Tyrannosaurus novojilovi
    (Maleev, 1955b) Glut, 1997
  • ?Raptorex kriegsteini
    Sereno et al., 2009

Tarbosaurus (/ˌtɑːrbəˈsɔːrəs/; nghĩa là "thằn lằn khủng khiếp") là một chi khủng long chân thú (Theropoda) thuộc họ Tyrannosauridae từng phát triển mạnh ở châu Á trong khoảng 70 đến 65 triệu năm trước, vào Hậu Phấn trắng. Hoá thạch được tìm thấy tại Mông Cổ, và các mẩu hoá thạch rời rạc được tìm thấy xa hơn ở Trung Quốc. Mặc dù nhiều danh pháp loài đã được đặt ra, nhưng các nhà cổ sinh vật học hiện đại chỉ công nhận có một loài, T. bataar, là hợp lệ. Một số chuyên gia cho rằng loài này thực sự là một đại diện ở châu Á chi Tyrannosaurus, nếu đúng như vậy, điều này sẽ khiến Tarbosaurus không còn là một chi hợp lệ. Ngay cả khi không được coi là đồng nghĩa thì TarbosaurusTyrannosaurus vẫn được coi là có quan hệ họ hàng gần. Một số tác giả cho rằng Alioramus, một chi cũng từng sinh sống ở Mông Cổ, có họ hàng gần gũi nhất với Tarbosaurus. Giống như hầu hết các loài Tyrannosauridae đã được phát hiện, Tarbosaurus là loài ăn thịt dữ dằn, nặng tới 6 tấn và có khoảng 60 chiếc răng lớn sắc nhọn. Nó có một cơ chế khóa độc đáo duy nhất ở hàm dưới của nó và tỷ lệ chi trước so với cơ thể nhỏ nhất trong số các loài thuộc họ Tyrannosauridae, nổi tiếng với các chi trước nhỏ bất cân xứng và có hai ngón.

Tarbosaurus sống ở nơi hay ngập lụt dọc theo các con sông. Trong môi trường này, nó là loài ăn thịt hàng đầu, nằm ở đỉnh của chuỗi thức ăn, có lẽ là săn bắt các loài khủng long lớn khác như Saurolophus (họ Hadrosauridae) hoặc khủng long chân thằn lằn (Sauropoda) như Nemegtosaurus (họ Nemegtosauridae). Tarbosaurus được thể hiện rõ ràng trong các hồ sơ hóa thạch, được biết đến từ hàng chục mẫu vật, bao gồm cả một số hộp sọ và bộ xương hoàn chỉnh. Các dấu tích này cho phép các nghiên cứu khoa học tập trung vào phát sinh chủng loài, cơ chế hộp sọ, và cấu trúc bộ não của nó.

  1. ^ Mortimer, M (2004). “Tyrannosauroidea”. The Theropod Database. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ Weishampel, David B.; Barrett, Paul M.; Coria, Rodolfo A.; Le Loueff, Jean; Xu, Xing; Zhao, Xijin; Sahni, Ashok; Gomani, Emily M. P.; Noto, Christopher N. (2004). “Dinosaur distribution”. Trong Weishampel, David B.; Dodson, Peter; Osmólska, Halszka (biên tập). The Dinosauria . Berkeley: University of California Press. tr. 596–598. ISBN 978-0-520-24209-8.

Tarbosaurus

Dodaje.pl - Ogłoszenia lokalne